Các trường hợp cần chú ý của Modal Verb

Modal Verb (Động từ khuyết thiếu) là một chủ đề cực kỳ quen thuộc với người học tiếng Anh, và phần lớn các bạn đều đã được học về chúng ở chương trình tiếng Anh phổ thông (hoặc các bạn có thể xem bài viết giới thiệu tổng quan về Modal Verb của Izone). Tuy nhiên trong thực tế sử dụng, có một số trường hợp Modal Verb mang ý nghĩa khá khác với những gì các bạn hay gặp. Hãy cùng Izone tìm hiểu những trường hợp này nhé.

1. Modal Verb “Should” với ý “dự đoán dựa trên kinh nghiệm / thông tin từ quá khứ”

Xét một ví dụ sau: Một sinh viên đưa nhóm bạn về quê chơi. Cả nhóm tổ chức nấu ăn, một bạn hỏi:

  • Ê nhà mày còn con dao nào không?
  • Để tao xem nào. Còn một con trong ngăn kéo đấy.

Có nhiều cách để nói câu tiếng Anh “còn một con dao trong ngăn kéo”, tùy theo thái độ của người nói. Ở đây, giả sử thái độ của bạn chủ nhà này là: 

tao không chắc hẳn 100% (vì cũng lâu lắm mới về quê), nhưng theo trí nhớ của tao (nếu không có gì thay đổi so với trước kia) thì còn một con dao trong ngăn kéo đó. Với thái độ này, bạn chủ nhà sẽ nói:

There should be a knife in the drawer.

Từ Should ở đây không mang nghĩa khuyên bảo “nên thế này, nên thế kia” mà mang ý dự đoán: nếu đúng như kinh nghiệm quá khứ của tôi / nếu lần này cũng giống trước kia – thì sự việc sẽ như thế này nhé… 

Xét thêm một ví dụ khác: 

 

  • When did you ordered our pizzas? (Bạn đặt pizza lúc nào đó?)
  • About 30 minutes ago. (Khoảng 30 phút trước)
  • Well then the delivery should come in a few minutes. (Vậy chắc mấy phút nữa là pizza đến thôi).

Thái độ của người nói: theo kinh nghiệm gọi pizza mấy lần trước của tôi thì tầm 40 phút là pizza giao đến rồi, vậy (nếu lần này cũng giống những lần trước) thì chí mấy phút nữa là pizza đến nơi thôi, vì cậu đặt hàng được 30 phút rồi. 

Cũng có lúc should sẽ mang ý: đáng lẽ theo như quá khứ (những lần trước) thì sự việc phải là thế này, vậy mà nó không như vậy. Ví dụ:

The bus should have arrived ten minutes ago. What’s happening?

(Đáng lẽ xe bus phải đến từ 10 phút trước rồi. Chuyện gì đang xảy ra vậy?)

Thái độ của người nói: Theo kinh nghiệm quá khứ của tôi, những lần trước thì xe bus đều đến đúng giờ (10 phút trước đây) – thế mà lần này nó lại không như vậy.

2. Modal Verb “Could” với ý “dự đoán sự việc, nhưng cũng thừa nhận có những tình tiết phản đối lại suy đoán này”

Xét ví dụ sau: Trong một cuộc họp báo về một loại thuốc chống ung thư mới, người đại diện công ty dược phẩm phát biểu:

This new drug could be an important step in the fight against cancer.
(Loại thuốc mới này có thể sẽ là một bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống ung thư).

Thái độ của người nói: theo dự đoán của tôi thì loại thuốc này sẽ là bước tiến quan trọng (vì công ty tôi đã dành rất nhiều thời gian công sức vào nghiên cứu thử nghiệm nó). Nhưng tôi cũng không khẳng định quá chắc chắn, vì tôi biết là có những điều khiến nó chưa chắc đã là bước tiến quan trọng được (vì từ thử nghiệm đến ứng dụng thật lên bệnh nhân còn rất nhiều điều khó lường trước…). Khi dự đoán một cách cẩn trọng như thế này, người nói sẽ dùng could.

Một ví dụ khác: Tại cổng ra vào sân vận động, một khán giả không có vé nhưng định xông vào và bị bảo vệ cản lại. Khán giả đe dọa: “Ông biết tôi là ai không mà dám cản tôi?”. Bảo vệ đáp lại:

You could be the President, for all I care – you’re not coming in here without a ticket.
(Ông có là Tổng thống thì tôi cũng không quan tâm – không có vé thì ông không được vào.)

Thái độ của người nói: Tôi không biết ông là ai – Ok tôi cứ đoán ông là một người rất quan trọng, đến mức Tổng thống luôn đi, thì ông vẫn phải có vé. (Nhưng mà đoán thì đoán thế thôi, tôi cũng phải công nhận luôn là chắc gì ông đã là Tổng thống, với cái thái độ lồi lõm này chứ! Tôi đoán như trên là để nhấn mạnh độ nghiêm của nội quy “muốn vào cửa phải có vé” thôi).
Vậy là thái độ người nói gồm 2 phần: (1) đoán khán giả kia có thể là Tổng thống – nhờ đó làm rõ ý “quan trọng đến đâu cũng phải mua vé”; và (2) công nhận luôn là rất có khả năng khán giả kia không thể là Tổng thống được (vì bất lịch sự quá).

3. Modal Verb “Could” với ý “tôi muốn như vậy, nhưng tôi cũng thừa nhận có những điều khiến mong muốn đó không thành”

Xét ví dụ sau: Một nhân viên nọ gợi ý rủ đồng nghiệp đi uống vào ngày mai:

We could go out for a drink after work tomorrow, if you want.
(Chúng ta có thể ra ngoài uống gì đó sau giờ làm ngày mai, nếu bạn muốn)

Thái độ của người nói: tôi muốn chúng ta đi uống sau giờ làm ngày mai, nhưng tôi cũng thừa nhận là mong muốn đó có khả năng không thành (vì nhỡ bạn không muốn đi uống cùng tôi thì sao). Thái độ này thể hiện sự tôn trọng của người nói: tôi tôn trọng ý muốn của anh, nếu anh không muốn thì tôi cũng thôi không ép anh đâu, chính vì thế nên mới có khả năng chuyện tôi muốn (chúng ta đi uống) sẽ không xảy ra.

Một ví dụ khác: Khi quá đói, một bạn nói:

I’ve had nothing but a sandwich all day – I could eat a horse.
(Cả ngày nay tôi không ăn gì ngoài 1 cái bánh sandwich – tôi có thể ăn cả 1 con ngựa luôn đấy)

Thái độ của người nói: đói quá rồi, tôi muốn ăn thật nhiều, có khi là cả con ngựa luôn. Nhưng tôi cũng phải thừa nhận là chưa chắc điều đó đã xảy ra thật, vì bụng tôi đâu chứa được cả con ngựa. Tôi nói muốn vậy là để nhấn mạnh cơn đói của tôi thôi.”

4. May với ý “làm nhẹ đi ý của câu nói”

Nghĩa nguyên bản của May là “dự đoán nhưng độ chắc chắn là thấp”.

Ví dụ: khách đến chơi nhà hỏi bà mẹ về cậu con traimay-modal-verb

 

Trong ví dụ này, bà mẹ không hề có manh mối nào khẳng định cho suy đoán “con tôi đang ở ngoài chơi”, hoàn toàn là đoán kiểu cảm tính / chủ quan. Độ chắc chắn của suy đoán này là không hề cao.

Với ý “không chắc là điều tôi đoán sẽ xảy ra đâu nhé”, modal verb May cũng hay được dùng để giảm sức nặng của các ý trong câu nói. Có nhiều hoàn cảnh khiến người nói muốn làm điều này.

Ví dụ như một bạn nam nói với bố mẹ trước khi đi chơi:

I may be late, so don’t wait for me. (Có khi con về muộn, nên bố mẹ đừng đợi nhé).

Thái độ của bạn này: con về muộn, nhưng mà cũng chưa chắc đâu bố mẹ ạ => bạn này đang muốn làm giảm độ nghiêm trọng của tình tiết “về muộn” để bố mẹ đỡ lo lắng / bực mình.

Xét một ví dụ khác: khi nhận xét về tính cách của một người:

He may seem cold and distant, but he is actually very friendly and helpful. (Anh ấy có vẻ lạnh lùng xa cách, nhưng thật ra anh ấy rất thân thiện và hay giúp đỡ mọi người).

Trong 2 nội dung trái ngược nhau: “lạnh lùng xa cách” và “thân thiện hay giúp đỡ”, ý thực sự của người nói là “thân thiện hay giúp đỡ”, còn phần “lạnh lùng xa cách” là phần người nói thừa nhận nhưng không muốn ủng hộ / nhấn mạnh. Ngược lại, người nói muốn làm giảm sự quan trọng của ý này đi, và để làm vậy người nói đã dùng modal verb May. Vậy là khi trong câu có 2 ý trái ngược nhau, thì ta có thể làm giảm nhẹ ý mình không ủng hộ bằng cách dùng modal verb May.

5. Bài tập.

Các bạn hãy điền should/could vào chỗ trống, và lựa chọn thái độ thể hiện bởi Modal Verb bạn đã điền:

(4 lựa chọn mỗi câu:

Dự đoán dựa trên kinh nghiệm quá khứ
Nêu điều nên làm
Dự đoán + thừa nhận có tình tiết phản đối lại suy đoán
Ý muốn + thừa nhận có những điều khiến mong muốn đó không thành )

1. I'm frozen - you close the window?
2. It often takes 4 hours to service my car so it be ready this afternoon.
3. Maybe we get together sometime next week?
4. I wonder what's happened to Annie. She be here by now.
5. I just watched the weather forecast. It be a nice day tomorrow.
6. Parents spend as much time with their children as possible.
7. Jane is a brilliant student – she get a first class degree.
8. He annoys me so much I scream.
9. (A father to his son) If you’re not careful, you get into even worse trouble.

Điểm số của bạn là % - đúng / câu