HOW TO BUILD YOUR CONFIDENCE IN YOUR IELTS SPEAKING TESTS (Bài chia sẻ từ cô Hana 8.0)

Tự tin không phải là yếu tố để examiner chấm, nhưng bạn nên lưu ý đó là, tự tin sẽ giúp các bạn thực hiện tốt hơn trong quá trình thi Speaking. Bởi vì, khi tự tin rồi, các bạn sẽ dễ dàng diễn đạt ideas của mình hơn và nói mượt hơn, từ đó dễ dàng nâng band điểm.
Thế các bạn cần phải làm gì để có thể tự tin hơn được nhỉ? Sau đây mình sẽ đưa ra 2 giai đoạn: Việc chuẩn bị và ngày đi thi

Bước 1: Việc chuẩn bị

1. Luyện tập việc lo lắng

Thực tế thì, khi bạn liên tục đặt bản thân mình vào những tình huống bất ngờ, áp lực hay căng thẳng, các bạn sẽ dần hình thành nên những chiến thuật để vượt qua nó và từ đó không còn cảm thấy lo lắng nữa.

Ví dụ đơn giản nhé, khi các bạn ngồi học trong giờ Tiếng Anh trên trường, hay lớp học thêm, đặc biệt là lớp luyện speaking, hãy giơ tay phát biểu liên tục cho dù bạn chắc hay không chắc câu trả lời đi chăng nữa. Điều này sẽ giúp bạn tập giải quyết vấn đề dưới áp lực thời gian và đưa ra câu trả lời đầy đủ để còn giữ thể diện trước mặt thầy cô và bạn bè.

2. Có được tâm thế chuẩn bị

Đây là bước quan trọng để các bạn có thể ghi điểm trong các bài thi Ielts
Điều đầu tiên, bạn cần phải có được những mục tiêu có thể đạt được, từ đó các bạn có thể ước chừng được khoảng thời gian mình cần để ôn tập cũng như lượng kiến thức mình cần phải chuẩn bị cho kì thi. Ví dụ, band hiện tại của mình là 5.0 Speaking, thì các bạn sẽ cần khoảng 1,5-2 năm để lên đến 7-8.0 Speaking.

Khi đã có sẵn mục tiêu rồi, thì bạn cần phải làm quen với format đề, dạng questions và các general topics mà mình sẽ gặp phải khi đi thi, từ đó mình sẽ tự tin hơn rất nhiều vì cái gì mình cũng lướt hết rồi. Để có thể làm được điều này, thì các bạn có thể tự học ở nhà với vô vàn tài liệu trên mạng hay đăng kí 1 khóa học IELTS. Tuy nhiên dù là cách gì đi chăng nữa, thì hãy nhớ rằng:

Ghi lại lại các câu trả lời của chúng mình lại, để từ đó mình có thể cải thiện các cấu trúc ngữ pháp và vocabulary sau.

Thu âm khi bản thân đang luyện nói. Điều này giúp cho mọi người dễ dàng trong việc xác định được các lỗi mà mình đang mắc phải đó!

Cố gắng tìm những người luyện nói cùng. Họ có thể là bất cứ ai, bạn học, người quen hay thậm chí người lạ. Vì khi có partner rồi, các bạn sẽ cảm thấy có động lực để nói và có ai đó đưa ra lời nhận xét cho mình nữa đấy!
Cuối cùng, để tránh bị gây bất ngờ bởi những câu hỏi bất ngờ vào ngày thi, bạn nên cải thiện kỹ năng nói nói chung để từ đó thiết lập sự linh hoạt của mình. Một cách đơn giản đó là học từ các bộ phim sitcom như Friends chẳng hạn, các bạn để ý tới việc sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và cách mà diễn thể hiện khả năng và kĩ năng ngôn ngữ của mình trong nhiều tình huống khác nhau. Từ đó, mình có thể tập theo và tích lũy kiến thức!

Bước 2: Vào ngày đi thi

Một trong những cách giúp bạn tự tin hơn, đỡ căng thẳng đó là hãy hiện thực hóa những kết quả tích cực. Bạn chỉ cần ngồi 1 chỗ, tưởng tượng ra lát nữa mình sẽ tỏa sáng như thế nào. Từ đó, mình sẽ thấy nhẹ nhõm hơn.

Khi trong phòng thi, hãy nhớ là luôn hít thở thật sâu và đều nhé. Hít thở chính là cách trấn an bản thân và giảm thiểu lo lắng đấy. Mỗi lần cảm thấy mình hơi run run nói bắt đầu nhanh nhanh thì hãy hít thở một cái rồi bạn sẽ bình tĩnh trở lại. Bên cạnh đó, đừng quên mỉm cười và ngồi thẳng lưng, vì điều này giúp bạn thỏa mái hơn rất nhiều.

Điều quan trọng tiếp theo đó là, trong quá trình thi speaking, hãy tập trung vào sự giao tiếp của mình, chứ không chỉ là kết quả nữa. Vì khi các bạn quá lo lắng về điểm số, chúng ta sẽ không thực sự thỏa mái bằng khi chúng ta đang tưởng tượng mình nói chuyện với những người bạn của mình. Để làm điều đó, hãy hình dung ra trước mặt mình không phải là 1 giám khảo đầy quyền lực, mà chỉ là anh bạn speaking partner hôm trước đang tranh cãi với mình về 1 chủ đề nào đó.

Cuối cùng, khi đang kiểm tra, thì nhớ là bỏ đi tâm lý đi thi luôn nhé các bạn. Vì cái tâm thế này sẽ khiến cho mọi người trở nên máy móc, sử dụng hầu hết ngữ điệu đều đều Thế nên, hãy để ý tới cảm xúc của mình → Đặt cảm xúc vào từng câu nói của mình. Từ đó sẽ cải thiện được ngữ điệu của mình hơn.
Ví dụ: “I don’t really enjoy the show last night.” –> Chúng ta sẽ nhấn mạnh hơn vào ‘don’t’ và ‘really’ để thể hiện cảm xúc không thích của mình.