DO’s & DON’Ts IN SPEAKING PART 1

A. 3 ĐIỀU NÊN LÀM (DO’s)

1. Tự tin, đừng suy nghĩ quá lâu.

Đơn giản thôi, các câu hỏi này là về chính bạn cơ mà: quê quán, sở thích, gia đình …

2. Có chiến lược trả lời đối với một số dạng format câu hỏi.

Ví dụ với câu hỏi ‘like something’ thì trả lời thế nào, hoặc với dạng câu hỏi ‘how often’ thì sẽ triển khai ra sao

3. Sử dụng idiom/ topic-related vocabulary PHÙ HỢP.

Đừng cố gắng nhồi nhét từ vựng vào và khiến mạch câu trả lời trở nên gượng gạo. Thay vào đó, hãy luyện tập nói và trau dồi vốn từ của bạn thường xuyên, từ vựng sẽ tự dưng hiện trong tâm trí. 

B. 3 ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM (DON’Ts)

1. Học thuộc lòng câu trả lời.

Giám khảo được đào tạo để phát hiện các câu trả lời có dấu hiệu học thuộc, nên điều này là rất rủi ro. Không những bạn có thể bị ngắt giữa chừng và không được phép thi nữa, mà khả năng bạn lắp bắp nhầm lẫn trong khi trả lời là rất cao. Như đã nói ở trên, bản thân bạn hiểu bạn rõ nhất, nên cứ thư thái.

2. Nhìn chằm chằm vào giám khảo.

Đây không phải là phỏng vấn xin việc, vậy nên việc bạn tương tác ánh mắt nhiều không có nghĩa điểm bạn sẽ cao hơn những thí sinh ít tương tác với giám khảo. Ý kiến cá nhân của mình thì cứ thể hiện như những cuộc trò chuyện thông thường với bạn bè, có eye contact nhưng lúc cần để nghĩ idea/ vocab có thể nhìn ra ngoài ‘không khí’ để giảm bớt căng thẳng

3. Trả lời dài dằng dặc, không ngừng nghỉ.

Nhiều bạn nghĩ rằng nếu nói liên tục không dấu chấm dấu phẩy thì điểm fluency sẽ cao, điều này không hoàn toàn đúng. Bạn sẽ trở thành một con robot tua đi tua lại một đoạn script nếu như không đầu tư vào mạch ý trả lời. Chất lượng vẫn hơn số lượng mà. Ở part 3, đào sâu vào câu trả lời và nêu ý kiến là tốt, còn ở part 1 bạn không cần phải nói quá dài, theo kinh nghiệm của mình thì giám khảo cũng sẽ ngắt lời chúng ta khi họ đã nghe đủ