Câu bị động (Passive voice) – Cách chuyển câu Đơn Giản, Dễ Hiểu

Câu bị động (passive voice) là một chủ điểm ngữ pháp Tiếng Anh quan trọng, không những được sử dụng phổ biến trong các bối cảnh đời sống hàng ngày, mà còn được áp dụng nhiều trong bài thi IELTS. Trong bài viết này, hãy cùng IZONE tìm hiểu Câu bị động là gì? và cách chuyển từ Câu chủ động sang Câu bị động như thế nào nhé!

Giới thiệu về câu bị động (Passive voice) và câu chủ động (active voice)

Theo từ điển Cambridge, khi nhắc đến khái niệm về câu bị độngcâu chủ động, ta thường nhắc đến cách sắp xếp, tổ chức nội dung của câu/mệnh đề. Vậy, cụ thể câu bị động là gì? Câu chủ động là gì? Các bạn hãy đọc nội dung sau nhé!

Câu bị động là gì?

Câu bị động (passive voice) là loại câu mà chủ ngữ của câu không phải là chủ thể thực hiện hành động, mà thậm chí “bị tác động/ được tác động” bởi một đối tượng khác. 

Nhìn chung, câu bị động sẽ có cấu trúc tổng quát như sau:

S + Vtobe + Vpii + (with/by + doer)

  • S: Đối tượng chịu tác động
  • doer: Đối tượng thực hiện hành động

Ví dụ: Hoa’s purse was stolen by a pickpocket yesterday. (Ví của Hoa đã bị đánh cắp bởi một kẻ móc túi ngày hôm qua).

  • S: Hoa’s purse (đối tượng chịu tác động)
  • doer: a pickpocket (đối tượng thực hiện hành động)

Câu bị động

Chú ý: Khi sử dụng câu bị động, người sử dụng có mong muốn nhấn mạnh đến “đối tượng bị tác động (S)”, hơn là “đối tượng thực hiện hành động (doer)”.

Câu chủ động là gì?

Ngược lại với Câu bị động, Câu chủ động (active voice) là loại câu mà chủ ngữ của câu là chủ thể thực hiện hành động. Thông thường, câu chủ động sẽ có cấu trúc như sau:

S + V + (O)
  • Ví dụ: A pickpocket stole Hoa’s purse yesterday. (Một tên móc túi đã lấy cắp ví của Hoa ngày hôm qua)

Câu bị động

Cách sử dụng câu bị động

Dưới đây, IZONE sẽ đưa ra các cách sử dụng phổ biến của câu bị động (passive voice):

  • Ví dụ: Nam’s house was built in 2003 (Nhà của Nam được xây vào năm 2003)

Trong ví dụ này, ta không biết ai là người đã xây nhà cho Nam, mà chỉ biết thông tin “nó được xây dựng vào năm 2003”.

Lưu ý: Kể cả khi ta nắm rõ được ai là người thực hiện hành động, thì đôi khi vẫn sử dụng câu bị động để nhấn mạnh đến đối tượng bị tác động trong câu.

  • Ví dụ: This cake was made by Nam’s mother. It’s really scrumptious. (Cái bánh này được làm bởi mẹ của Nam. Nó thực sự rất ngon).

Trong ví dụ này, mặc dù người nói biết rằng, chính mẹ của Nam đã làm ra cái bánh, nhưng người nói vẫn sử dụng câu bị động, nhằm hướng sự tập trung của người nghe vào đối tượng bị  tác động ở đây là cái bánh.

 

Trong một số tình huống, ta có thể sử dụng câu bị động để nói giảm nói tránh. Cùng đọc bối cảnh sau để hiểu rõ hơn nhé:

Mai và Hoa là đôi bạn thân cùng làm trong một công ty. Một lần, 2 bạn cùng làm chung một dự án, nhưng vì lỗi của Hoa mà hợp đồng bị hủy. Mai nói với sếp của mình như sau:

  • Our contract with company X was canceled”. (Hợp đồng của chúng ta với công ty X đã bị hủy).

Khi nói câu này, Mai muốn sếp của mình tập trung vào vấn đề là “Hợp đồng bị hủy”, thay vì nhấn mạnh ai là người gây ra lỗi khiến hợp đồng bị hủy. Điều này có thể giúp Hoa tránh được ấn tượng xấu của sếp về mình.

Nếu các bạn đang học để chuẩn bị cho kỳ thi IELTS, thì việc nắm rõ cách sử dụng câu bị động là cực kỳ quan trọng. Trong cuốn IELTS Grammar Band 9 secrets đã đề cập rằng, nếu bạn không sử dụng câu bị động trong bài IELTS Writing của mình, thì sẽ khó có thể đạt được band 7 với tiêu chí grammar trong IELTS Writing.

Ví dụ, với câu mở bài, khi các bạn muốn diễn đạt ý “Người ta cho rằng/tin rằng”, thì thay vì nói là “People say that/ People believe that …”, các bạn có thể sử dụng cấu trúc câu bị động như sau: It is said that/ It is believed that …”.  Điều này sẽ giúp câu văn của bạn trở nên khách quan hơn.

Câu bị động

Cấu trúc câu bị động

Nhìn chung, câu bị động có cấu trúc như sau:

S + Vtobe + Vpii + (with/by + doer)
  • S: Đối tượng chịu tác động
  • doer: Đối tượng thực hiện hành động

Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Dưới đây là cách giúp bạn có thể chuyển từ câu chủ động sang câu bị động dễ dàng.

Chuyển câu bị động thành câu chủ động

Hãy cùng IZONE làm từng bước sau đây để có thể chuyển câu sau sang dạng câu bị động nhé!

Nam bought a new book

Bước 1: Bạn cần xác định chủ ngữ/ động từ/ tân ngữ của câu chủ động.

  • Chủ ngữ: Nam
  • Động từ: bought
  • Tân ngữ: a new book

Bước 2: Chuyển tân ngữ của câu chủ động thành chủ ngữ của câu bị động

Chuyển câu chủ động thành câu bị động

Bước 3: Chuyển động từ của câu chủ động thành dạng động từ của câu bị động (Vtobe + Vpii).

Chuyển câu chủ động thành câu bị động

Lưu ý: Tại bước này, các bạn cần phải chú ý đến thì động từ của câu chủ động, bởi với mỗi thì của động từ trong tiếng Anh thì động từ tobe sẽ có dạng khác nhau.

Ví dụ: 

  • Với thì hiện tại đơn, V-tobe sẽ là: is/am/are.
  • Với thì quá khứ đơn, V-tobe sẽ là: was/were.

Bước 4: Thêm by/ with với chủ ngữ của câu chủ động. (Không nhất thiết phải có by/with) và chuyển thành tân ngữ của câu bị động.

Chuyển câu bị động thành câu chủ động

Lưu ý: 

  • Nếu doer – đối tượng thực hiện hành động là người, hoặc con vật thì ta sẽ sử dụng giới từ BY.

Ví dụ:

Câu chủ độngNam took a lot of photos with his camera
Câu bị độngA lot of photos were taken BY Nam
  • Nếu doer – đối tượng gián tiếp gây ra hành động là sự vật, sự việc thì ta sẽ sử dụng giới từ WITH.

Ví dụ:

Câu chủ độngNam took a lot of photos with his camera
Câu bị độngA lot of photos were taken WITH Nam’s digital camera. 

Trên đây là các bước tổng quan để có thể chuyển câu chủ động sang câu bị động. Để có thể nắm rõ cách chuyển câu chủ động thành bị động với các thì trong tiếng Anh thì bạn hãy đọc tiếp nội dung dưới đây nhé.

Cách chuyển câu chủ động thành bị động với các thì trong tiếng Anh

Thì hiện tại đơn

Thì hiện tại đơn
Câu chủ độngSV(s/es)O
Câu bị độngSIs/am/are + Pii(by/with doer)

Ví dụ:

  • Câu chủ động: Nam reads novels on Sundays. (Nam đọc tiểu thuyết vào Chủ Nhật).
  • Câu bị động: Novels are read by Nam on Sundays.

Thì hiện tại tiếp diễn

Thì hiện tại tiếp diễn
Câu chủ độngSis/am/are + Ving(s/es)O
Câu bị độngSis/am/are + being Pii(by/with doer)

Ví dụ:

  • Câu chủ động: Nam is reading a novel
  • Câu bị động: A novel is being read by Nam.

Thì hiện tại hoàn thành

Thì hiện tại hoàn thành
Câu chủ độngShave/has + VpiiO
Câu bị độngShave/has been + Vpii(by/with doer)

Ví dụ:

  • Câu chủ động: Nam has read a novel
  • Câu bị động: A novel has been read by Nam.

Thì quá khứ đơn

Thì quá khứ đơn
Câu chủ độngSV-ed/bất quy tắcO
Câu bị độngSwas/were + Vpii(by/with doer)

Ví dụ:

  • Câu chủ động: Nam read a novel yesterday. 
  • Câu bị động: A novel was read by Nam yesterday.

Thì quá khứ tiếp diễn

Thì quá khứ tiếp diễn
Câu chủ độngSwas/were + VingO
Câu bị độngSwas/were + being +Vpii(by/with doer)

Ví dụ: 

  • Câu chủ động: Nam was reading a novel at 6 yesterday. 
  • Câu bị động: A novel was being read by Nam at 6 yesterday.

Thì quá khứ hoàn thành

Thì quá khứ hoàn thành
Câu chủ độngShad + VpiiO
Câu bị độngShad been +Vpii(by/with doer)

Ví dụ: 

  • Câu chủ động: Nam had read a novel before Hoa came home. 
  • Câu bị động: A novel had been read by Nam before Hoa came home.

Thì tương lai đơn

Thì tương lai đơn
Câu chủ độngSwill + VO
Câu bị độngSwill + be +Vpii(by/with doer)

Ví dụ: 

  • Câu chủ động: Nam will read a novel tomorrow.
  • Câu bị động: A novel will be read by Nam tomorrow.

Thì tương lai tiếp diễn

Thì tương lai tiếp diễn
Câu chủ độngSwill be + VingO
Câu bị độngSwill be+ being +Vpii(by/with doer)

Ví dụ:

  • Câu chủ động: Nam will read a novel tomorrow.
  • Câu bị động: A novel will be read by Nam tomorrow.

Thì tương lai hoàn thành

Thì tương lai đơn
Câu chủ độngSwill + have VpiiO
Câu bị độngSwill + have been +Vpii(by/with doer)

Ví dụ:

  • Câu chủ động: Nam will read a novel tomorrow.
  • Câu bị động: A novel will be read by Nam tomorrow.

Cách chuyển câu chủ động thành bị động với các trường hợp đặc biệt

Câu chủ động có hai tân ngữ

Trong bài Grammar Unit 4: Hai dạng câu mở rộng của S-V-O, ta đã tiếp xúc với một dạng câu chủ động có hai tân ngữ.

Ví dụ:

Someonegave Nama present
SVIndirect objectDirect object

Trong câu này, có 2 tân ngữ là: Nam a present

  • Tân ngữ “a present” còn được gọi là tân ngữ trực tiếp (Direct object). Tân ngữ trực tiếp có thể là danh từ chỉ người hoặc vật, và người hay vật này nhận tác động trực tiếp của động từ hành động trong câu.
    Chẳng hạn, trong câu trên, “a present” là tân ngữ chịu tác động trực tiếp của hành động “gave”.
  • Tân ngữ “Nam” còn được gọi là tân ngữ gián tiếp (Indirect object). Tân ngữ gián tiếp có thể là danh từ chỉ người hoặc vật, bị tác động một cách gián tiếp bởi động từ “gave trong câu. 

Chuyển câu bị động thành câu chủ động

Bởi vì câu có 2 tân ngữ nên đồng nghĩa với việc bạn có thể có 2 cách để chuyển câu trên sang dạng câu bị động.

  • Nếu chủ ngữ của câu bị động là tân ngữ gián tiếp (indirect object):
Câu chủ độngSomeone gave Nam a present.
Câu bị độngNam was given a present.
  • Nếu chủ ngữ của câu bị động là tân ngữ trực tiếp (direct object):
Câu chủ độngSomeone gave a present to Nam
Câu bị độngA present was given to Nam

Lưu ý: Với dạng câu bị động có 2 tân ngữ như trên, khi chủ ngữ trong câu bị động là tân ngữ trực tiếp thì bạn cần chú ý đến giới từ đứng trước tân ngữ gián tiếp.

Bởi vì, với mỗi động từ chỉ hành động, ta có thể phải sử dụng những giới từ khác nhau.

Xét câu sau:

Câu chủ độngSomeone bought a smartphone for Nam
Câu bị độngA smartphone was bought for Nam

Câu bị động với động từ tường thuật – động từ chỉ quan điểm

Trong phần cách sử dụng của câu bị động, ta đã biết rằng, câu bị động thường được sử dụng trong writing để giúp câu có sắc thái trang trọng hơn, hoặc mang tính khách quan hơn.

Cấu trúc thường được sử dụng là:

It is + believed/ thought /argued … that + clause

Ví dụ: 

Câu chủ độngThey believe that gas prices will increase in the future
Câu bị độngIt is believed that gas prices will increase in the future

Một số lưu ý khi chuyển câu chủ động thành câu bị động

Lưu ý 1: Khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động, các bạn nên chú ý vào thì của động từ, để chọn dạng bị động của động từ cho hợp lý.

Ví dụ:

  • Câu chủ động: I gave Hoa a flower.
  • Câu bị động 1: Hoa was given a flower (Đúng)
  • Câu bị động 2: Hoa is given a flower (Sai)

Câu bị động số 2 sai, bởi vì  thì của động từ trong câu chủ động đang là quá khứ đơn, tuy nhiên, trong  câu bị động 2, thì của động từ lại là hiện tại đơn.

Lưu ý 2: Không phải với động từ nào thì ta cũng có thể chuyển sang dạng câu bị động.

Ví dụ: The baby is sleeping at the moment. (Lúc này, em bé đang ngủ)

Ta thấy rằng, ở câu trên, phía sau động từ “sleep” hoàn toàn không có một tân ngữ đi theo. Do đó, câu trên không thể chuyển sang dạng câu bị động.

Tương tự như vậy, xét câu sau: Hoa arrived at the airport late (Hoa đến sân bay muộn)

→ Câu này không thể chuyển sang dạng câu bị động được do phía sau từ “arrive” không có tân ngữ.

Ngoài ra, với một số động từ trạng thái (stative verb) như: have (có), lack (thiếu), fit (vừa vặn) ta cũng không thường xuyên sử dụng sử dụng chúng trong dạng câu bị động.

  • Ví dụ: They have a nice house (Họ có một căn nhà đẹp).

Nếu chuyển câu này sang dạng câu bị động, thì ta sẽ được: A house is had by them (Sai)

Lưu ý 3: Các bạn hãy chú ý về giới từ đi với “chủ thể gây ra hành động”.

Nếu doer – đối tượng thực hiện hành động là người, hoặc con vật thì ta sẽ sử dụng giới từ BY.

Câu chủ độngNam took a lot of photos with his camera
Câu bị độngA lot of photos were taken by Nam

Nếu doer – đối tượng gián tiếp gây ra hành động là sự vật, sự việc thì ta sẽ sử dụng giới từ WITH.

Ví dụ:

Câu chủ độngNam took a lot of photos with his camera
Câu bị độngA lot of photos were taken with Nam’s digital camera. 

Bài tập về câu bị động, câu chủ động

Bài 1: Chuyển các câu sau sang câu bị động

  1. The teacher is going to explain the lesson.
    _______
  2. Shirley has suggested a new idea.
    _______
  3. Bill will invite Ann to the party.
    _______
  4. Alex is preparing that report.
    _______
  5. Two horses were pulling the farmer’s wagon.
    _______

Bài 2: Chuyển các câu bị động sau, sang câu chủ động

  1. That sentence was written by Jack.
    _______
  2. Our papers are going to be collected by our teacher.
    _______
  3. Was the electric light bulb invented by Thomas Edison?
    _______
  4. The speed limit on Highway 5 isn’t obeyed by most drivers.
    _______
  5. The door had been opened by Tung.
    _______

Bài 3: Sử dụng các từ có trong bảng để hoàn thành các câu bị động sau.

Chú ý sử dụng thì phù hợp với ngữ cảnh.

Surround                Invent                     Build                       Divide                     Wear 
  1. The electric light bulb _______ by Thomas Edison.
  2. An island _______ by water.
  3. A bracelet  _______ around the wrist
  4. Even though construction costs are high, a new dormitory _______ next year.
  5. The class was too large, so it _______ into two sections.

Bài 1: Chuyển các câu sau sang câu bị động

  1. The teacher is going to explain the lesson.
    => The lesson is going to be explained by the teacher
  2. Shirley has suggested a new idea.
    => A new idea has been suggested by Shirley.
  3. Bill will invite Ann to the party.
    => Ann will be invited to the party by Bill.
  4. Alex is preparing that report.
    => That report is being prepared by Alex
  5. Two horses were pulling the farmer’s wagon.
    => The farmer’s wagon was being pulled by two horses.

Bài 2: Chuyển các câu bị động sau, sang câu chủ động

  1. That sentence was written by Jack.
    => Jack wrote that sentence.
  2. Our papers are going to be collected by our teacher.
    => Our teacher is collecting our papers.
  3. Was the electric light bulb invented by Thomas Edison?
    => Thomas Edison invented the electric light bulb.
  4. The speed limit on Highway 5 isn’t obeyed by most drivers.
    => Most drivers don’t obey the speed limit on Highway 5.
  5. The door had been opened by Tung.
    => Tung had opened the door.

Bài 3: Chuyển các câu bị động sau, sang câu chủ động

  1. The electric light bulb was invented by Thomas Edison.
  2. An island is surrounded by water.
  3. A bracelet is worn around the wrist.
  4. Even though construction costs are high, a new dormitory will be built next year.
  5. The class was too large, so it was divided into two sections.

Qua bài viết này, IZONE hy vọng các bạn đã nắm rõ được câu bị động là gì, cũng như cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động.