3 LƯU Ý KHI SỬ DỤNG PROMPTS TRONG SPEAKING PART 2

IZONE nhận được rất nhiều câu hỏi từ học viên rằng “có phải trả lời hết các prompts trong cue card thì điểm sẽ cao không?”  Nhiều bạn có thói quen nghĩ rằng SPEAKING PART  2 cũng không khác gì PART 1, chỉ là một series những câu hỏi cần phải trả lời lần lượt mà thôi. Tuy nhiên, nếu như band điểm bạn aim từ 6.5+ trở lên, thì để có được một bài nói Part 2 tinh tế và ‘mượt’, bạn cần phải chú ý tới những điều sau

1. Em có phải nói hết tất cả các prompts không?

Thông thường ở một câu hỏi SPEAKING PART 2 sẽ có 4 prompts chính (what, when & where, how and explain your feelings), nhưng các bạn  không nhất thiết phải nói hết tất cả các prompts nêu ra trong cue card. Điều này không ảnh hưởng gì tới điểm số của các bạn cả. Các prompts mà bài thì gợi ý chỉ mang tính chất gợi ý mà thôi. Việc nói lần lượt theo các prompts sẽ khá tốt để giúp cho bài nói trở nên logic và liền mạch, tuy nhiên chúng ta không cần phải quá máy móc, cố gắng trả lời từng prompts một mà không xâu chuỗi chúng lại với nhau nha.

VD: Describe a family member whom you’re closest to. You should say

  • Who he/she is
  • How often you see this person
  • If you ever fight/ quarrel with this person
  • What makes you close to him/her

Ở ví dụ trên, giả sử người bạn tả là mẹ và bạn sống cùng mẹ, thì đương nhiên prompt số 2 trở nên khá thừa thãi. Trong trường hợp này các bạn có thể bỏ prompt đó đi, hoặc thay thế/ thêm vào những prompt khác như tả về nghề nghiệp, tính cách của mẹ bạn chẳng hạn.

2. Em có được thêm thông tin khác ngoài prompts không?

Các bạn hoàn toàn có thể thêm thông tin khác, việc thêm các thông tin liên quan tới topic là một ý tưởng tuyệt vời để câu chuyện các bạn truyền tải có thêm sức thuyết phục, nghe tự nhiên chứ không phải văn mẫu. Và đương nhiên, việc các bạn thêm thông tin vào cũng sẽ không ảnh hưởng đến điểm số SPEAKING PART 2.

VD: Describe a family member whom you’re closest to. You should say

  • Who he/she is
  • How often you see this person
  • If you ever fight/ quarrel with this person
  • What makes you close to him/her

Quay trở lại với ví dụ vừa rồi, nếu như các bạn rơi vào đề thi này, các bạn có thể thêm một số thông tin sau

  • Occupation
  • Characteristics (vì thông tin về tính cách sẽ giải thích chặt chẽ được ý vì sao lại thân thiết với mẹ nhất)
  • Mutual interests

3. Em nghe nói rằng nếu nói lạc đề sẽ bị trừ điểm. Điều này có đúng không ạ?

Nỗi lo này nghe có vẻ hợp lý, tuy nhiên bạn đừng lo nhé, trừ khi bạn nói một vấn đề hoàn toàn không liên quan (ví dụ như đề yêu cầu tả người thì bạn tả sang đồ vật), còn không thì giám khảo sẽ không trừ điểm nếu bạn có hơi ‘lan man’ một chút về topic đó. Đây là yếu tố khiến SPEAKING khác với WRITING. Khi làm bài thi viết, bạn sẽ được đánh giá dựa trên 4 yếu tố, trong đó có tiêu chí Task Response – xem bạn có trả lời đúng câu hỏi không. Tuy nhiên, trong SPEAKING thì không có tiêu chí này, vậy nên bạn không cần phải quá lo lắng nếu như mình có trót nói lạc đề một chút nhé.

VD: Describe a family member whom you’re closest to. You should say

  • Who he/she is
  • How often you see this person
  • If you ever fight/ quarrel with this person
  • What makes you close to him/her

Vẫn là ví dụ này, nếu giả sử trong phòng thi bạn giải thích thêm vì sao lại gần gũi với mẹ hơn bố, hoặc so sánh mẹ với những thành viên khác thì không có gì phải sợ cả, sau khi nói những ý này xong thì các bạn có thể quay lại tập trung tả family member nhé!

Chúc các bạn học tốt!