KỸ NĂNG LÀM BÀI MATCHING HEADING

Có phải bạn đã và đang:

  • Cố gắng nối những từ khóa xuất hiện ở headings với những từ xuất hiện trong bài đọc?
  • Cảm thấy một số headings mang nghĩa y hệt nhau?
  • Chỉ đọc câu đầu tiên mỗi đoạn và không hiểu ý chính của cả đoạn?

Nếu như bạn nhìn thấy mình rơi vào 1 trong 3 trường hợp kể phía trên, thì chắc hẳn đây là bài post bạn không thể bỏ qua để chiến thắng dạng bài IELTS Matching Headings. Trong bài này, IZONE sẽ đưa ra 3 cách giải quyết hiệu quả dành cho những vấn đề kể trên.

1. Don’t read too quickly

Lời khuyên này nghe có vẻ ‘mâu thuẫn’ với những gì chúng ta được nghe, vì thời gian làm bài đọc có hạn, đáng lẽ chúng ta chỉ cần đọc lướt qua thôi chứ?

Vấn đề thường xảy ra khi người học đọc quá nhanh là họ đọc nhưng không hiểu gì cả. 

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa chúng ta sẽ đọc từng từ từng chữ để cố gắng hiểu tất cả nghĩa từ. Để làm được dạng bài matching headings, chúng ta cần hiểu rõ ý chính của đoạn thay vì hiểu từng từ, và để làm được điều này chúng ta nên đọc với tốc độ phù hợp với bản thân, miễn sao mình có thể hiểu được nội dung đang đọc.

Một điều nữa cần lưu ý là không phải đoạn nào cũng có topic sentence ngay đầu đoạn. Một số câu topic sentence sẽ ở vị trí thứ 2, thứ 3, hay thậm chí ở cuối đoạn. Chính vì vậy, chúng ta cần đọc cả đoạn để chắc chắn nắm được ý chính. 

Ví dụ: Ảnh 1&2 – đoạn A ta có thể dựa vào câu đầu tiên để tìm ra heading phù hợp là ii. Tuy nhiên với đoạn B, nếu chỉ đọc câu đầu tiên chúng ta khó có thể khẳng định được ngay đáp án mà phải đọc sang tới câu số 2 thì mới biết đáp án là iii)

2. Make use of organizing words and content words

Nếu rơi vào trường hợp phân vân giữa 2 headings, và nội dung 2 headings này na ná như nhau, thì đây là kĩ năng chúng ta nên áp dụng: dựa vào hai yếu tố chính: organizing words và content words. 

Nếu như organizing words là những từ mang tính định hướng cho đoạn (tức là đọc được những từ này sẽ hiểu đoạn nói về cái gì: problems, origin, cause hay effect) thì content words là những từ khóa ở headings mà mình sẽ dựa vào để phân biệt các headings có organizing words giống nhau. Sau khi đã xác định được hai yếu tố này ở headings, chúng ta sẽ double check lại với nội dung của đoạn xem đã match hay chưa.

VD: Những từ highlight vàng được gọi là organizing words, còn những từ gạch chân đỏ là content words

3. Ignore anything you know or don’t know about the topic

Các chủ đề trong IELTS Reading rất đa dạng, và khả năng một trong những chủ đề của bài trùng với kiến thức nền của mình là có. Điều này rất tốt, bạn sẽ không bị bỡ ngỡ, tuy nhiên, đừng lạm dụng nó. Rất nhiều học viên thường có xu hướng hoàn thành câu hỏi dựa vào kiến thức có sẵn của mình. Tuy nhiên, hãy nhớ các câu trả lời được đánh giá dựa trên bài text, tức là trong passage có thông tin thì mới được coi là đúng. Tương tự, nếu trong lúc làm bài, bạn gặp phải một topic ‘khó nhằn’ và lạ lẫm với mình thì cũng đừng hoảng sợ, mình không cần biết nhiều về chủ đề đó, mình chỉ cần hoàn thành câu trả lời dựa vào bài text được đưa ra mà thôi.

VD: ảnh 2 – đoạn B. Có thể bạn không phải là một chuyên gia nghiên cứu về văn hóa, bạn không thể hiểu ‘anthropologists’ là gì, không rõ ‘proposed; là sao, nhưng khi mình hiểu nội dung đoạn xoay quanh các từ: the idea that, shared patterns, definition by Margaret thì bạn vẫn có thể hoàn toàn tự tin chọn được đáp án đúng

Chúc các bạn học tốt!