Hướng dẫn xây dựng lộ trình tự học IELTS Writing từ 0 – 7.0 từ A-Z

IELTS Writing là phần thi quan trọng, nhưng đôi khi cũng gây không ít khó khăn cho các “chiến binh” IELTS. Hướng dẫn tự học IELTS Writing của IZONE dưới đây sẽ giúp bạn tự tin hoàn thành phần thi này tốt nhất.

Tìm hiểu về mẫu bài thi IELTS Writing

Bạn mới bắt đầu tìm hiểu về bài thi IELTS Writing, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng mà bạn cần nắm được để chinh phục bài thi này.

Thông tin chung

 Task 1Task 2 
Yêu cầuMô tả, so sánh một biểu đồ, bản đồ hoặc sơ đồ miêu tả một chu trình. Task 1 đánh giá khả năng tổng hợp, so sánh thông tin. Đưa ra quan điểm, lập luận về một vấn đề. Task 2 đánh giá khả năng xây dựng luận điểm với các dẫn chứng để củng cố cho luận điểm đó.
Thời gianBạn nên dành tối đa 20 phút cho Task 1, bởi nó chiếm ⅓ số điểmBạn nên dành tối đa 40 phút cho Task 2, bởi nó chiếm ⅔ số điểm
Dạng bài 

6 dạng chính:

  • Line graph (Biểu đồ đường)
  • Bar chart (Biểu đồ cột)
  • Pie chart (Biểu đồ tròn)
  • Table (Bảng) 
  • Map (Bản đồ)
  • Process and Diagram (Sơ đồ quy trình) 

Ngoài ra, đề thi có thể yêu cầu miêu tả 2 hay nhiều biểu đồ kết hợp (ví dụ: biểu đồ tròn và bảng) 

Bạn có thể xem phần minh họa 6 dạng bài này ở phía dưới.  

4 dạng chính: 

  • Opinion essay (Ý kiến) 
  • Discussion essay (Bàn luận) 
  • List essay (Liệt kê)
  • 2-part questions (2 câu hỏi) 

Bạn có thể xem phần minh họa 4 dạng bài này ở phía dưới. 

 

Các dạng bài IELTS Writing

Các dạng bài Task 1:

Thường gồm nhiều đường thể hiện số liệu của các nhóm thông tin khác nhau, dạng biểu đồ này thường thể hiện sự thay đổi của số liệu theo thời gian.

Tự học IELTS writing

Tương tự biểu đồ đường, biểu đồ cột cũng thể hiện số liệu thông tin của các nhóm khác nhau, tuy nhiên dạng biểu đồ này có thể có sự thay đổi về thời gian hoặc không. Biểu đồ cột có thể được biểu thị theo dạng nằm dọc, nằm ngang (như hình dưới) hoặc xếp chồng.

Tự học IELTS writing

Biểu đồ tròn thường được sử dụng để biểu thị số liệu dưới dạng phần trăm, dạng biểu đồ này có thể có hoặc không có sự thay đổi về thời gian.

Tự học IELTS writing

Thay vì biểu đồ, số liệu có thể được biểu thị dưới dạng bảng, tuy khác về hình thức nhưng về bản chất, bảng số liệu không khác so với các dạng biểu đồ đường, cột hay tròn. Bảng là dạng bài hay được kết hợp đi kèm với một dạng biểu đồ nhất để tạo thành dạng bài hỗn hợp.

Tự học IELTS writing

Thường gồm 2 biểu đồ thể hiện sự thay đổi của 1 địa điểm trước và sau khi có sự thay đổi, sửa chữa.

Tự học IELTS writing

Gồm 2 loại:

  • Chu trình tự nhiên: diễn tả một quá trình xảy ra trong tự nhiên như quá trình sinh trưởng của một loại động vật, quá trình bốc hơi nước…
  • Chu trình nhân tạo: diễn tả quá trình một loại máy móc vận hành, hoặc một sản phẩm được chế tạo như thế nào

Tự học IELTS writing

Các dạng bài Task 2:

Dạng bài này yêu cầu bạn đưa ra ý kiến cá nhân về một luận điểm. Bạn có thể đồng ý, không đồng ý hoặc nửa đồng ý và nửa phản đối luận điểm đó.

Ví dụ: Some people who have been in prison become good citizens later, and it is often argued that these are the best people to talk to teenagers about the dangers of committing a crime. To what extent do you agree or disagree?

Dạng bài yêu cầu bạn phải bàn luận cả 2 chiều của vấn đề rồi mới đưa ra ý kiến cá nhân.

Ví dụ: Nowadays animal experiments are widely used to develop new medicines and to test the safety of other products. Some people argue that these experiments should be banned because it is morally wrong to cause animals to suffer, while others are in favour of them because of their benefits to humanity. Discuss both views and give your own opinion.

Có 2 biến thể phổ biến của dạng bài này. Đề bài có thể yêu cầu bạn nêu Advantages (Ích lợi) và Disadvantages (Tác hại), Problems (Vấn đề) hoặc Causes (Nguyên nhân) và Solutions (Cách giải quyết).

Ví dụ: In the developed world, average life expectancy is increasing. What problems will this cause for individuals and society? Suggest some measures that could be taken to reduce the impact of aging populations.

Dạng bài này đưa ra 2 câu hỏi khác nhau. Bạn cần phải trả lời được cả hai câu hỏi trong bài viết của mình.

Ví dụ: Happiness is considered very important in life. Why is it difficult to define? What factors are important in achieving happiness?

Bố cục và cách triển khai chung phần thi IELST Writing

Có nhiều cách khác nhau để triển khai một bài viết Writing Task 1 hay Task 2, tuy nhiên dưới đây chúng tôi giới thiệu một trong những bố cục phổ biến nhất của hai bài viết này. Bố cục này có thể áp dụng với đa số các dạng bài đã kể trên.

Task 1: Bố cục 3 đoạn

Tự học IELTS writing

– Đoạn 1 gồm 2 phần:

  • Introduction (Mở bài): Cần nêu rõ nội dung biểu đồ nói về cái gì, câu mở bài cần bám sát nội dung đề bài, cần nêu đầy đủ thông tin có trong đề bài, không nêu những suy luận, quan điểm cá nhân trong Writing Task 1
  • Overview (Tóm tắt):

Đối với biểu đồ không có thời gian, câu Overview sẽ tóm gọn lại những điểm nổi bật nhất của biểu đồ, đặc biệt là những số liệu lớn nhất.

Đối với biểu đồ có thời gian, bên cạnh việc nêu những điểm nổi bật nhất của biểu đồ, ta cần nêu xu hướng thay đổi của biều đồ (ví dụ: tăng, giảm theo thời gian)

– Đoạn 2 (Body 1): Chọn lọc và miêu tả một số thông tin quan trọng của biểu đồ

– Đoạn 3 (Body 2): Chọn lọc và miêu tả một số thông tin quan trọng của biểu đồ

Lưu ý: Đối với đoạn 2 và đoạn 3, bạn có thể phân chia bố cục theo 2 cách:

  • Đối với biểu đồ không có thời gian: cần nhóm các số liệu có đặc điểm tương đồng để dễ so sánh. Ví dụ: đoạn 2 là các so sánh các đối tượng có số liệu lớn, đoạn 3 so sánh các đối tượng có số liệu nhỏ.
  • Đối với biểu đồ có thời gian, cách dễ dàng nhất là chọn một mốc thời gian X có sự thay đổi số liệu rõ rệt, ở đoạn 2 các thông tin cần miêu tả là mốc thời gian đầu đến X, đoạn 3 là mốc thời gian X đến điểm cuối của biểu đồ.

Ví dụ: bố cục một bài Writing Task 1 – Sample 8.0-8.5+ được biên soạn bởi các thầy cô IZONE.

Đề bài:

Tự học IELTS writing

Bài làm:

Đoạn 1:

Introduction: 

The bar chart compares how many visitors there were to four different museums, namely History Museum, British Museum, National Museum and Science Museum. The period measured was five months, from June to October of a given year.

Overview: 

Overall, it is apparent that the British Museum was always among the most popular museums in the period, with the last three months being by far the most frequently visited museum. Also, all but the Science museum witnessed a rise in the number of visitors during the first half of the period, followed by a fall in the second half. 

Giới thiệu thông tin biểu đồ đề cập đến cái gì

 

 

Câu 1: đặc điểm nổi bật nhất 

Câu 2: xu hướng của biểu đồ

Đoạn 2: Từ tháng 6 đến tháng 8 (Body 1)

In June, the Science Museum was visited the most by more than 430,000 people, while the History and British Museums shared relatively similar figures, with over 400 000 visitors. While there was little visible change in the number of visitors to the three museums in July, the National museum underwent a decline from over 200 000 to under 200 000 visitors within one month. August witnessed a considerable increase in the number of people paid a visit to three out of four museums, apart from the Science Museum whose figure saw no change. At this time of the year, the British Museum had the largest number of visitors with over 750 000 visitors, followed by the History Museum with 600 000. Meanwhile, approximately over 400 000 and 320 000 people showed up at the Science Museum and National Museum respectively.

Đoạn 3: Tháng 9 và tháng 10 (Body 2)

During the last two months under study, the British Museum, the History Museum and the National Museum experienced consistent drops in their visitorship to about 450 000, 250 000 and just under 200 000 respectively. By contrast, the figure for the Science Museum peaked at 500,000 visitors in September, before dropping again in October. By October, the British Museum was the only one with a figure higher than June’s, whereas the three other figures all hit a five-month low.

Task 2: Bố cục 4 đoạn

Tự học IELTS Writing

– Đoạn 1: Introduction (Mở bài)

Gồm 2 phần:

  • General Statement: câu giới thiệu bối cảnh, bạn cần paraphrase lại đề bài để cho người đọc biết bài luận sẽ nói về điều gì
  • Thesis Statement: trả lời câu hỏi của đề bài và khẳng định quan điểm cá nhân của người viết

– Đoạn 2 (Body 1): triển khai lập luận thứ nhất

– Đoạn 3 (Body 2): triển khai lập luận thứ hai

– Đoạn 4 Conclusion (Kết luận): tóm tắt lại ý chính của bài và khẳng định lại quan điểm của người viết một lần nữa.

Ví dụ: bố cục một bài Writing Task 2 – Sample 8.0-8.5+ được biên soạn bởi các thầy cô IZONE.

Đề bài:

In their advertising, businesses nowadays usually emphasise that their products are new in some way. 

Why is this? 

Do you think it is a positive or negative development?

Câu này cung cấp Background Information (thông tin chung) nêu ra bối cảnh của câu hỏi. Cần phải nêu được trong Introduction của bài viết 

Câu hỏi 1: cần trả lời trong Body 1 của bài viết

Câu hỏi 2: cần trả lời trong Body 2 của bài viết 

Bài làm

Đoạn 1: Introduction

Companies nowadays have a tendency to focus on the innovativeness of their products in advertisements. 

 

Personally, I contend that pressure from the market is among the major drivers for this trend. Despite being a shrewd marketing approach, it is not a particularly positive one from my perspective.

General Statement: câu giới thiệu bối cảnh, bạn cần paraphrase lại đề bài để cho người đọc biết bài luận sẽ nói về điều gì.

 

Thesis Statement: trả lời 2 câu hỏi của đề bài và khẳng định quan điểm cá nhân của người viết. 

Đoạn 2: Body 1 (trả lời câu hỏi thứ nhất của đề bài)

There could be an exhaustive list of reasons why companies present their products as somewhat original, but fierce competition is among the key drivers. When production becomes much more efficient, the market in many industries, particularly in consumer goods, is saturated with a plethora of different products. This saturation implies that if manufacturers wish to stay afloat, it is their job to differentiate their products from their competitors’. As consumers often equate newness with being superior in quality, a focus on the innovative features could prove a focal selling point that incentivizes increased consumer demand. As an example, the mobile-tech giant Apple introduced a third camera for their latest Iphone. Many argue that these features are little more than aesthetical novelty, yet they helped Apple attract new buyers and created an upsurge in demand for smartphones with high-quality cameras.

Đoạn 3: Body 2 (trả lời câu hỏi thứ hai của đề bài)

Judging from a balanced standpoint, the aforementioned marketing methods arguably come with both benefits and drawbacks, depending on the position we assume. On the one hand, it helps consumers to be better aware of the point of difference in a product, thereby assisting them in selecting the product that best serves their needs. On the other hand, issues can arise when companies’ claims might create some false advertising. In order to attract customers, it is far from rare for companies to make some bold or exaggerated claims regarding their products, many of which are hard to substantiate. One example is in the cosmetic industry, where products are often marketed as carrying innovative anti-aging properties or revolutionary technologies, even when there is limited conclusive research. As a result, many consumers, gullible ones in particular, spend their hard-earned money on products only to end up being disappointed. If this malpractice were to become the norm, consumers’ trust in businesses and the messages they deliver would be corroded on the whole.

Đoạn 4: Conclusion (tóm tắt lại những điểm chính của bài và khẳng định lại quan điểm cá nhân)

In summary, many business entities are currently focusing on the original respect of their product as it provides a new experience to the customer to stand out from the competitors. The trend would be beneficial if companies can make good on their claims, but otherwise it’d be little more than marketing gimmicks that |ultimately do irreparable damage to consumer trust.

Tiêu chí chấm điểm phần thi IELTS Writing

4 tiêu chí chấm điểm của IELTS Writing lần lượt là:

  • Task Achievement (25%) (Task 1) và Task Response (25%) (Task 2)
  • Coherence and Cohesion (25%)
  • Lexical Resources (25%)
  • Grammatical Range and Accuracy (25%)

Cụ thể là:

Task 1Task 2

Task Achievement (25%) 

Tiêu chí này đánh giá mức độ phù hợp, chính xác và liên quan của câu trả lời của bạn.

Về cơ bản, khi làm Task 1 bạn có nhiệm vụ nhóm thông tin, miêu tả và so sánh thông tin này của một biểu đồ/sơ đồ và không được đưa ra các giải thích suy đoán nằm ngoài dữ liệu đã cho.

Sử dụng tối thiểu 150 từ.

Task Response (25%)

Writing Task 2 yêu cầu bạn hình thành và phát triển một lập luận về một vấn đề. 

Ý tưởng nên được hỗ trợ bằng bằng chứng và các ví dụ có thể được rút ra từ kiến thức & kinh nghiệm của bản thân.

Câu trả lời phải có độ dài ít nhất 250 từ. 

Coherence and Cohesion (25%) 

Tiêu chí này đánh giá mức độ mạch lạc (coherence) và tính gắn kết (cohesion) trong bài viết của bạn:  Cụ thể hơn, bạn sẽ được đánh giá khả năng tổ chức và liên kết thông tin, ý tưởng và ngôn ngữ để hình thành 1 câu trả lời tốt. 

Mạch lạc (coherence) đề cập đến việc hình thành các ý tưởng, và liên kết của các ý tưởng này một cách hợp lý. 

Gắn kết (cohesion) đề cập đến việc sử dụng đa dạng và thích hợp các ngôn ngữ gắn kết (ví dụ, các kết nối logic, đại từ và liên từ) để giúp làm rõ ràng các mối quan hệ giữa và trong các câu.

Lexical Resources (25%) 

Tiêu chí này đề cập đến phạm vi từ vựng được sử dụng, và tính chính xác và thích hợp của các từ vựng này trong bài. 

Grammatical Range and Accuracy (25%) 

Tiêu chí này đánh giá phạm vi và cách sử dụng ngữ pháp chính xác, thể hiện qua bài viết của bạn ở cấp độ câu.

– TA/TR là một tiêu chí quan trọng nhưng thường bị xem nhẹ trong khi làm bài thi. Để đạt điểm TA/TR tốt trong bài bạn cần: Trả lời đầy đủ các phần câu hỏi trong đề bài.

Ví dụ, ta có đề bài: Large companies use sports events to promote their products. Some people think it has a negative impact on sports. To what extent do you agree or disagree?

Bố cục bài viết có dạng như sau:

Intro: Nêu bối cảnh ngày nay có nhiều công ty lớn tài trợ cho các sự kiện thể thao và đồng ý với quan điểm những hành động này có ảnh hưởng xấu đến thể thao.

Body 1: nêu các hình thức quảng cáo sản phẩm thông qua các sự kiện thể thao

Body 2: nêu tác động tiêu cực của những quảng cáo này đối với vận động viên và thể thao nói chung

Conclusion: tóm tắt các ý chính và khẳng định lại quan điểm một lần nữa.

Nếu không đọc kỹ đề bài, có nhiều bạn sẽ viết nhầm theo bố cục như trên. Đề bài này chỉ có một câu hỏi duy nhất là “Bạn có đồng ý với quan điểm các công ty tài trợ các sự kiện thể thao sẽ mang đến tác động xấu đến thể thao hay không?” chứ không yêu cầu bạn phải nêu những hình thức tài trợ đó là gì. Trong 40 phút, nếu bạn quá vội vàng viết bài mà không lên dàn ý trước, có thể sẽ bị trừ điểm TA/TR vì viết lạc đề.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải phát triển các luận điểm (main ideas) của mình một cách đầy đủ với các supporting ideas và examples.

Các supporting ideas cần có sự phát triển về ý tưởng, không phải chỉ là paraphrase lại main ideas.

Ví dụ, ta vẫn có đề bài: Large companies use sports events to promote their products. Some people think it has a negative impact on sports. To what extent do you agree or disagree?

Ta có 2 đoạn như sau:

Đoạn A: On the one hand, critics of sporting event promotion often cite the threats posed to sportsmanship as the main cause of concern. It is often the case that athletes are approached by marketing agents to sign a brand promotion deal upon winning an event. Critics argue that the practice has polluted the inherent sportsmanship, for it makes money a primary motivator for competing athletes.

Đoạn B: On the one hand, critics of sporting event promotion often cite the threats posed to sportsmanship as the main cause of concern. In other words, enterprises and large businesses have the tendency to promote their images through huge sporting events such as the Olympics or World Cup. This can lead to unsportsmanlike conduct which has a negative effect on athletes.

Trong khi đoạn A có sự phát triển về ý tưởng: (1) sự tài trợ có thể ảnh hưởng tới tinh thần thể thao => (2) vì các công ty tiếp cận các vận động viên để ký hợp đồng quảng cáo khi họ thắng => (3) những vận động viên này coi tiền là động lực chính

Đoạn B không có sự phát triển gì mới: (1) sự tài trợ có thể ảnh hưởng tới tinh thần thể thao, (2) các công ty có xu hướng tài trợ các sự kiện lớn, (3) điều này dẫn đến các hành động phi thể thao

CC (Cohrence) – Sự mạch lạc thể hiện trong việc bạn cần có một mạch ý được sắp xếp một cách logic.

Nó thể hiện ở việc bạn sắp xếp các đoạn văn và trả lời chúng như thế nào và trong việc sắp xếp các câu văn trong từng đoạn để bổ trợ, phát triển ý chính như thế nào. CC có mối quan hệ chặt chẽ với TA/TR.

Ví dụ một bài có CC tốt cho đề bài: “Large companies use sports events to promote their products. Some people think it has a negative impact on sports. To what extent do you agree or disagree?” như sau:

Intro: Nêu bối cảnh ngày nay có nhiều công ty lớn tài trợ cho các sự kiện thể thao và không đồng ý với quan điểm những hành động này có ảnh hưởng xấu đến thể thao.

Body 1: một số người cho rằng tài trợ quảng cáo có ảnh hưởng xấu đối với vận động viên và thể thao nói chung, tuy nhiên không phải vận động viên nào cũng vậy

Body 2: nêu một số lợi ích mà tài trợ mang đến cho thể thao

Conclusion: tóm tắt các ý chính và khẳng định lại quan điểm một lần nữa.

Bên cạnh đó, sự liên kết (Cohesion) thể hiện qua việc sử dụng các từ nối một cách hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng chúng ở mức độ vừa phải, không quá lạm dụng, thay vào đó bạn có thể thay đổi việc sử dụng từ nối và reference (Cách sử dụng các từ, VD: they, it, them, its, our, this, that…, hoặc các cách diễn đạt khác nhau để thay thế, nhắc đến một đối tượng đã được nhắc đến trước đó)

Sau đây là một số tiêu chí để đạt được band 5, 6, 7, 8 trong IELTS Writing:

Band 5

 Task responseCohesion and CoherenceVocabGrammar
Band 5

– Mới chỉ xử lí được 1 phần của đề bài, cấu trúc bài còn có chỗ chưa phù hợp.

– Đã trình bày được quan điểm của mình, nhưng sự phát triển chưa được rõ ràng và chưa có 1 kết luận cụ thể được rút ra.

– Trình bày một số ý chính nhưng chưa được phát triển đầy đủ, có những chi tiết chưa được liên quan.

– Triển khai các ý với một sự sắp xếp nhất định, tuy nhiên còn thiếu một mạch ý thống nhất rõ ràng xuyên suốt cả bài.

– Việc sử dụng các phương tiện liên kết: chưa chính xác/ chưa đủ/ hoặc dùng quá nhiều.

– Có sự lặp lại do thiếu “referencing*”.

– Không viết thành đoạn, hoặc là việc phân chia đoạn chưa đầy đủ.

– Từ vựng còn khá hạn chế, phần lớn là các từ vựng cơ bản.

– Mắc 1 số lỗi rõ ràng về mặt chính tả, dạng từ và các lỗi này có thể gây khó khăn cho việc đọc hiểu bài viết.

– Sử dụng một số lượng hạn chế cấu trúc câu.

– Có cố gắng trong việc viết các câu phức/ghép, nhưng thường thì các câu này sẽ sai nhiều hơn các câu đơn.

– Mắc 1 số lỗi ngữ pháp và các lỗi này có thể gây khó khăn cho việc đọc hiểu bài viết.

Band 6

 Task responseCohesion and CoherenceVocabGrammar
Band 6

– Trả lời đủ các phần của đề bài, tuy nhiên 1 số phần không được phát triển đầy đủ như các phần còn lại.

– Trình bày 1 quan điểm liên quan, tuy nhiên kết luận chưa được rõ ràng hoặc bị lặp lại.

– Có ý chính liên quan, nhưng 1 số ideas chưa được phát triển đầy đủ/ rõ ràng.

– Các ý được triển khai có liên kết và có 1 mạch ý nhìn chung là rõ ràng.

– Sử dụng các phương tiện liên kết hiệu quả, nhưng liên kết giữa các câu/ trong 1 câu có thể còn máy móc/ hoặc chưa chính xác.

– Sử dụng “Referencing*” có lúc còn chưa phù hợp

– Có sự phân chia đoạn, nhưng còn có chỗ chưa logic.

– Sử dụng 1 lượng từ vựng vừa đủ.

– Bắt đầu sử dụng được 1 số từ vựng không phổ biến nhưng vẫn có chỗ chưa chính xác.

– Mắc 1 số lỗi về chính tả và dạng từ nhưng không gây ảnh hưởng nhiều đến việc đọc hiểu bài.

– Sử dụng kết hợp giữa các câu trúc câu đơn và câu phức/ghép.

– Mắc 1 số lỗi về ngữ pháp nhưng không gây ảnh hưởng nhiều đến việc đọc hiểu bài.

Band 7

 Task responseCohesion and CoherenceVocabGrammar
Band 7

– Trả lời đúng và đủ câu hỏi của đề bài.

– Trình bày quan điểm rõ ràng xuyên suốt cả bài.

– Các ý chính được phân tích và phát triển. Tuy nhiên đôi lúc vẫn có xu hướng khái quát hóa hoặc chưa thực sự tập trung (bị dàn trải).

– Các ý được triển khai logic, có 1 mạch ý rõ ràng xuyên suốt cả bài.

– Sử dụng đa dạng các phương tiện liên kết 1 cách phù hợp.

– Mỗi đoạn văn đều trình bày được 1 nội dung hoàn chỉnh.

– Từ vựng đa dạng, đã bắt đầu thể hiện được tính linh hoạt và độ chính xác.

– Bắt đầu sử dụng được 1 số từ vựng không phổ biến và có ý thức trong việc sử dụng Collocation**

– Đôi chỗ vẫn còn sai về dạng từ, lựa chọn từ và chính tả

– Sử dụng đa dạng linh hoạt các cấu trúc câu phức/ghép.

– Kiểm soát tốt về ngữ pháp và phần lớn các câu không sai ngữ pháp.

Band 8

 Task responseCohesion and CoherenceVocabGrammar
Band 8

– Trả lời đầy đủ tất cả các phần của câu hỏi 

– Trình bày một câu trả lời được phát triển đầy đủ với các ý tưởng có sự liên quan, mở rộng và giải thích

– Sắp xếp các thông tin và ý tưởng có logic 

– Xử lý tốt tất cả các khía cạnh của sự liên kết 

– phân bổ các đoạn văn một cách đầy đủ và phù hợp 

– Sử dụng từ vựng đa dạng, trôi chảy và linh hoạt để truyền tải chính xác thông tin 

– Sử dụng thành thạo những từ vựng không phổ biến, thỉnh thoảng có một vài lỗi sai về lựa chọn từ vựng và collocation**

– Ít mắc lỗi sai về chính tả và dạng từ 

– Sử dụng đa dạng các cấu trúc 

– Hầu hết các câu không có lỗi 

– Rất hiếm khi xảy ra lỗi và sử dụng ngữ pháp không thích hợp  

Hướng dẫn xây dựng lộ trình tự học IELTS Writing từ 0 – 7.0 từ A-Z

Tự học IELTS Writing – Giai đoạn 1: 0 – 4.0

Đây là giai đoạn xây dựng nền tảng, bạn chưa cần phải làm quen ngay với dạng bài hay các chiến thuật làm bài thi IELTS Writing trong giai đoạn này. Bởi IELTS Writing là một bài khó, nếu bắt đầu sớm khi mà nền tảng của bạn chưa chắc chắn, bạn có thể bị choáng ngợp bởi lượng kiến thức quá lớn. Thay vào đó, hãy tập trung xây dựng nền tảng thật chắc chắn về Từ vựng và Ngữ pháp. Hãy chia nhỏ mục tiêu theo từng giai đoạn và tập trung vào những mục tiêu đó để có thể thực sự đạt được kết quả tốt.

Ngữ pháp

Đối với nền tảng này, bạn nên nắm được các hiện tượng ngữ pháp cơ bản như:

  • Các thì động từ
  • Các dạng từ: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ… và cách sử dụng của chúng
  • Trật tự từ trong câu
  • Câu bị động
  • Chủ ngữ giả
  • Mệnh đề quan hệ
  • Cách sử dụng to V/ Ving
  • Động từ khuyết thiếu
  • Câu điều kiện

Từ vựng

Nền tảng Từ vựng hoàn toàn có thể xây dựng song song với việc học Ngữ pháp và bạn có thể dùng chung 1 tài liệu cho 2 kỹ năng này. Bởi khi học Ngữ pháp bạn sẽ bắt gặp những từ vựng mới, việc học Từ vựng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các ví dụ được sử dụng trong phần Ngữ pháp.

Ngoài ra bạn nên tập trung vào các Từ vựng nền loại A1, A2, B1. Đây là những từ vựng được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Bạn chưa cần vội vàng học những từ loại C1 hay C2, bởi vì những từ này thường dài và khó so với trình độ hiện tại.

Tuy nhiên nếu chỉ học Từ vựng và Ngữ pháp riêng lẻ thì chưa đủ. Bạn cần áp dụng những kiến thức học được vào thực hành thì mới có thể nhớ và sử dụng được chúng.

Một trong những biện pháp để áp dụng là sử dụng Từ vựng và Ngữ pháp trong Nói và Viết. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp nói và viết với nhau trong giai đoạn cơ bản.

Bạn có thể soạn các câu trả lời Speaking Part 1 hoặc Part 2 để luyện tập thêm về Từ vựng và Ngữ pháp. Khi viết, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để chăm chút cho câu văn của mình và rèn luyện được sự chính xác.

Tự học IELTS Writing – Giai đoạn 2: 4.0-6.0

Đây là giai đoạn nên bắt đầu làm quen với các khái niệm IELTS Writing và cần tìm hiểu thông tin về các dạng bài cũng như yêu cầu của bài viết. Ở giai đoạn này, bạn nên tập trung hơn vào việc diễn giải ý (Elaboration of ideas).

Nếu trong giai đoạn 1, mục tiêu của bạn là thành lập được các câu sử dụng đúng Từ vựng và Ngữ pháp, thì đến giai đoạn này, bạn cần nâng cấp đoạn văn của mình bằng cách tập trung hơn về mặt ý tưởng. Khi viết một đoạn văn, ngoài ý chính (main ideas), bạn sẽ cần có ý giải thích (supporting ideas) và ví dụ (examples). Để học và luyện tập điều này bạn nên:

Đọc các bài mẫu để biết cách triển khai một bài viết như thế nào. Tập viết bài dựa theo những bài mẫu có cấu trúc cơ bản. Để làm được điều này cần đọc tham khảo những bài mẫu có cấu trúc rõ ràng, dễ theo dõi.

Vẫn nên tiếp tục củng cố Từ vựng, Ngữ pháp vì giai đoạn này còn gặp nhiều lỗi sai. Ngoài General Vocab (những từ vựng dùng được trong nhiều trường hợp khác nhau và có độ khó B1, B2), bạn cũng nên học Topic Related Vocab (từ vựng chủ đề) để tăng vốn từ vựng khi cần phải phát triển ý trong khi viết.

Một số trường từ vựng chủ đề phổ biến trong IELTS Writing là Education, Envirornment, Business, Media, Work, Health, Social Problems,….

Tự học IELTS Writing – Giai đoạn 3: 6.0-7.0

Điểm số 6.0 hay 7.0 Writing là mong muốn của nhiều người, để đạt đến điểm số này, bạn cần thực sự tập trung nhiều thời gian và công sức để luyện tập. Tuy nhiên, đạt được điểm số này là điều hoàn toàn khả thi, điều quan trọng là bạn cần đảm bảo bài viết của mình thỏa mãn 4 tiêu chí chấm điểm.

Từ vựng

3 loại từ vựng mà bạn cần bổ sung trong giai đoạn này là:

  • Topic-related Vocabulary: các từ vựng chủ đề sẽ phát huy tác dụng khi bạn đào sâu hơn về mặt triển khai ý tưởng, đặc biệt là trong các câu supporting ideas và examples.
  • Academic Vocabulary: các từ vựng học thuật sẽ giúp bài viết của bạn có tính hàn lâm hơn và khách quan hơn. Một bài viết IELTS Writing có tính chất bán học thuật, nếu bạn sử dụng được các từ vựng học thuật, bài viết của bạn sẽ có tông giọng phù hợp hơn.
  • Collocation: việc kết hợp từ sẽ làm cho bài viết của bạn trở nên tự nhiên và Collocations cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian làm bài vì khi học từ vựng theo cụm bạn sẽ không mất nhiều thời gian để lựa chọn và sắp xếp từ sao cho diễn đạt được đúng ý mình muốn

Tuy nhiên, hãy sử dụng từ nếu như bạn chắc chắn rằng nó đúng, việc sử dụng các Big words nhưng sai ngữ cảnh hay collocation sẽ khiến bạn bị trừ điểm.

Ngữ pháp

Ngoài việc sử dụng các cấu trúc ngữ pháp một cách đa dạng gồm các câu đơn, câu phức, câu ghép trong bài, bạn cũng cần chú ý đến sự chính xác, bởi chính những lỗi nhỏ trong bài khiến cho bạn bị mất điểm một cách đáng tiếc.

Để tránh những lỗi này, bạn nên phân bổ thời gian làm bài sao cho hiệu quả, nên dành 3-5 phút cuối giờ để kiểm tra lại bài.

Bên cạnh đó bạn cũng nên nhớ rằng, ngữ pháp chỉ là công cụ để truyền đạt ý tưởng, bạn nên tránh nhồi nhét những cấu trúc ngữ pháp khủng vào trong bài khiến cho ý tưởng bị gò ép, mất tự nhiên.

Tài liệu tự học IELTS Writing hiệu quả

Tài liệu tự học IELTS Writing – Giai đoạn 1: 0 – 4.0

Các tài liệu Từ vựng và Ngữ pháp bạn có thể tham khảo trong giai đoạn này để xây dựng nền tảng là:

Để vận dụng hai nền tảng này song song trong Writing và Speaking, bạn có thể tham khảo ở đây:

Tài liệu tự học IELTS Writing – Giai đoạn 2: 4.0 – 6.0

Bạn có thể làm quen với các bài mẫu có bố cục dễ theo dõi đồng thời luyện dịch Việt – Anh để nâng cao vốn Từ vựng, Ngữ pháp tại: IELTS Writing 4.5 – 6.0

Tài liệu tự học IELTS Writing – Giai đoạn 3: 6.0-7.0

Bạn có thể tham khảo các bài mẫu do các thầy cô IZONE biên soạn tại: IELTS Writing 6.0 – 8.0

Ngoài ra chuyên mục IELTS Skills tại group IZONE sẽ cung cấp cho bạn thêm những khía cạnh giúp tăng điểm IELTS Writing.

IZONE hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn có được cho mình một lộ trình và một hướng đi rõ ràng để có thể đạt được số điểm Writing mong muốn.

Dưới đây là phần chia sẻ của bạn Vũ Nhật Minh về hành trình đạt được 7.0 cho kỹ năng Writing của mình.

"Writing là kỹ năng khó nhằn nhất không chỉ với em mà với khá nhiều người. Theo em, đây không phải kĩ năng mà có thể được điểm ổn chỉ nhờ tiếp xúc tiếng Anh, mà còn đòi hỏi quá trình luyện tập chăm chỉ. Lời khuyên duy nhất của em là đi học (cô Vân Anh dạy khóa 67 của trung tâm IZONE ^^) và làm bài tập đầy đủ, nghiêm túc. Trong quá trình làm bài tập writing thì không nên ngại đọc bài mẫu, nhưng nên đọc một cách chọn lọc và hiệu quả, sao cho học được nhiều từ vựng và mẫu câu cần thiết cho cách diễn đạt mình muốn hướng tới."