IELTS Writing Band Descriptors – Tiêu chí đánh giá từng thang điểm của phần thi viết

Trước khi bắt tay ôn luyện đạt band điểm IELTS Writing mục tiêu, thí sinh nên dành thời gian cho việc tìm hiểu kỳ thi này. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về những thông tin cơ bản về tiêu chí đánh giá từng thang điểm bài viết cần phải biết trước khi ôn thi IELTS Writing.

Lưu ý: Bài viết này sẽ tập trung vào việc phân tích IELTS Writing Band Descriptors của Writing Task 2

IELTS Writing Band Descriptor là gì? Tiêu chí chấm điểm bài thi IELTS

IELTS Writing Band Descriptors (Bảng mô tả điểm kỹ năng Viết trong IELTS) là một  bảng gồm 4 tiêu chí đánh giá khả năng Viết của thí sinh ở những trình độ khác nhau. 

band description

Các tiêu chí đó bao gồm

  1. Task Response
  2. Coherence and Cohesion
  3. Lexical Resource
  4. Grammatical Range and Accuracy

IELTS Writing Band Descriptors quan trọng như nào?

Bảng mô tả điểm kỹ năng Viết được đưa ra bởi hội đồng tổ chức thi IELTS, nhằm giúp nhằm giúp thí sinh hiểu rõ được bài mình sẽ được đánh giá như nào? Vì sao mình lại đạt được band điểm đó. Qua đó, giúp thí sinh có thể biết được mình cần làm gì để cải thiện band điểm hiện tại. 

Giả sử điểm kỹ năng viết Task 2 hiện tại của bạn là 6.0. Trong đó, điểm của từng tiêu chí là 

  • Task Response : 6.5
  • Coherence and Cohesion: 6
  • Lexical Resource: 6
  • Grammatical Range and Accuracy: 6

Để có thể tăng điểm task 2 của bạn lên 6.5 thì một trong 4 tiêu chí tên phải tăng lên 1 band. 

Chẳng hạn, để tăng điểm tiêu chí Grammar Range và Accuracy từ 6 lên 7, thì bài văn của bạn cần phải đảm bảo bài của bạn sử dụng các cấu trúc câu phức đa dạng. Các câu chủ yếu không bị sai ngữ pháp, và cuối cùng, bài văn có thể kiểm soát tốt về lỗi ngữ pháp và dấu câu. .  

Task Response 

Task Response là một trong bốn tiêu chí chấm điểm và chiếm 25% số điểm của bài thi IELTS Writing Task 2. Tiêu chí này chủ yếu đánh giá bài viết của thí sinh dựa trên mức độ đáp ứng các yêu cầu của đề bài (thí sinh có bị lạc đề hay không, có trả lời được các câu hỏi của đề bài hay không). Điều này được thể hiện 3 phần nội dung chính trong bài viết là: Mở bài, Thân bài, và Kết bài.

Để đạt được điểm cao trong tiêu chí này, người học nên tập cho mình thói quen: Xác định rõ tất cả các yêu cầu của đề bài trước khi thực hiện  những yêu cầu đó.

Dưới đây là một số bước giúp bạn phần nào cải thiện Task response: 

Bước 1: Xác định rõ tất cả các yêu cầu của đề bài, cụ thể: 

  • Chủ đề của đề bài là gì?
  • Các câu hỏi trong bài là gì? 
  • Những đối tượng nào mà đề bài nhắc đến?

Bước 2: Tiến hành viết bài và thực hiện yêu cầu đề ra

Sau khi xác định rõ tất cả các yêu cầu của đề bài thí sinh cần trả lời các câu hỏi liên quan đến chủ đề và có đề cập đến những đối tượng xuất hiện ở đề 

Ví dụ:

ĐỀ BÀI: Many governments have laws that ban the sale and use of hard drugs such as heroin and cocaine, yet they allow people to buy drugs such as tobacco and alcohol. Laws that prohibit the sale and use of hard drugs should be applied to all drugs, including tobacco and alcohol. To what extent do you agree with this statement?

MỞ BÀI: It is sometimes argued that the prohibition of trading and using hard drugs is a common means to prevent other drugs like tobacco and alcohol. I completely agree that this kind of scheme would be a good idea.

Trước tiên bạn nên hiểu là mở bài phục vụ 2 mục đích chính

(1) GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ bài viết cho người đọc – Câu General statement

và (2) TRẢ LỜI NGẮN GỌN các câu hỏi trên đề bài – Câu Thesis statement

Trong trường hợp trên, người viết đọc không kỹ đề bài, nên xảy ra việc lỗi ở diễn giải phần (1) general statement; từ đó dẫn đến phần (2) thesis statement cũng sẽ sai theo.

Vì vậy để viết được mở bài tốt, trước hết phải hiểu rõ các DẠNG BÀI và KHÍA CẠNH mà đề bài yêu cầu chúng ta giải quyết.

Để có thể cải thiện tiêu chí Task Response của mình trong Writing task 2, các bạn có thể tham khảo bài viết của IELTS ZONE ở đường link dưới đây nhé: 

https://www.facebook.com/groups/ielszonevn/posts/3650394398364560/

Coherence and Cohesion (Độ mạch lạc của bài viết)

Tính mạch lạc (Coherence) dùng để chỉ mức độ rõ ràng của thông tin từ bài viết được truyền đạt đến người đọc. Sự rõ ràng này có thể được thể hiện qua các cấp độ khác nhau như sau:

Ở cấp độ tổng thể của bài viết: Có bố cục hợp lý giữa các đoạn văn nhằm truyền tải hiệu quả thông điệp chính của bài viết.

Ở cấp độ đoạn văn: Trong mỗi đoạn văn có một thông điệp chính để củng cố và làm rõ chủ đề của bài văn. Các câu trong một đoạn văn được sắp xếp hợp lý để phát triển thông điệp chính của đoạn văn.

Mức độ câu: Mỗi câu cần có vai trò cụ thể để diễn đạt ý của đoạn văn (câu ví dụ, câu tiền đề, câu kết luận…). Cần có sự lựa chọn phù hợp mệnh đề trong câu, cấu trúc ngữ pháp và vị trí từ vựng để phù hợp với vai trò này.

Để đạt được điểm khả quan trong tiêu chí Coherence and Cohesion, các thí sinh nên trình bày đầy đủ các lưu ý dưới đây cho bài viết khi thi: 

– Khả năng sử dụng liên từ và liên từ một cách tự nhiên 

– Cấu trúc đoạn văn rõ ràng, mạch lạc 

– Nêu rõ ý chính của từng đoạn.

– Sắp xếp các ý tưởng và thông tin một cách hợp lý để thông tin dễ hiểu

VÍ DỤ:

Đoạn 1: The hotel is famous. It is one of the most well-known hotels in the country. The latest international dancing competition was held at the hotel. The hotel spent a lot of money to advertise the event. Because the hotel wanted to gain an international reputation. But not many people attended the event.

=> Có Cohesion: Từ “it” ở đầu câu 2 thay cho “the hotel” ở câu 1, The hotel được lặp lại nhiều lần, Có sử dụng từ nối như Because, but.

Nhưng chưa có Coherence: Đọc xong mình vẫn không rõ ý chính của đoạn là gì, nói về cái Hotel hay cái Dancing competition.

Đoạn 2: The hotel, which is one of the most well-known hotels in this region, wanted to promote its image around the world by hosting the latest international dancing competition. Although the event was widely advertised, not many people participated in the competition.

=> Coherence tốt hơn: Bằng cách thay đổi trật tự ý => Idea chính được truyền tải rõ ràng hơn: Mặc dù cái khách sạn nổi tiếng và đầu tư khá nhiều cho cái cuộc thi nhảy thì vẫn không có nhiều người tham gia cuộc thi này.

Để có thể cải thiện tiêu chí Coherence & Cohesion của mình trong Writing task 2, các bạn có thể tham khảo bài viết của IELTS ZONE ở đường link dưới đây nhé: 

https://www.facebook.com/groups/ielszonevn/posts/3172816236122381/

Lexical Resource (Nguồn từ vựng)

Tiêu chí lexical resource có thể được hiểu là từ vựng rộng và đa dạng để có thể đáp ứng yêu cầu của nhiều chủ đề khác nhau. 

Thực tế, nhiều học sinh thường bị áp lực lựa chọn từ vựng khi đi thi, các em chọn những từ đơn lẻ, và đặc biệt khó xác định được năng lực ngoại ngữ của mình. Tuy nhiên, “nguồn từ vựng” không nhất thiết và đôi khi không được diễn đạt bằng cách sử dụng từ khó.

“Nguồn từ vựng” của một người được thể hiện thông qua sự đa dạng, linh hoạt và chính xác của ý nghĩa, cách sử dụng các cách diễn đạt, câu hỏi, phong cách và các biến thể trong cụm từ.

Để có thể đạt được mức điểm khả quan cho phần Lexical Resource, các thí sinh cần chú ý những nhiệm vụ sau khi làm bài 

  • Sử dụng rất tốt và linh hoạt với vốn từ sẵn có 
  • Từ vựng sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và nói đúng bản chất của vấn đề;
  • Sử dụng rất nhiều từ đúng chủ đề và đa dạng hóa các dạng từ loại

Vốn từ vựng phong phú là một lợi thế lớn và có thể giúp bài thi viết của bạn ấn tượng hơn và dẫn đến điểm số cao hơn. Tuy nhiên, đừng quên một số lưu ý trong cách dùng từ sau đây để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc 

– Sử dụng nhiều từ vựng 

– Không mắc lỗi ngữ pháp, chính tả khi dùng từ. 

– Tính đến các sắc thái ý nghĩa khác nhau của các từ được sử dụng một cách tự nhiên

 – Sử dụng từ vựng truyền tải chính xác nội dung

Ví dụ: 

Trong writing, các bạn sử dụng từ “bad” vô cùng nhiều, thậm chí lặp đi lặp lại. Ví dụ, các bạn thường viết hoặc nói:

– “Plastic bags are BAD for the environment”

– “I had a BAD summer holiday last year with tons of bad things taking place”

Trong ví dụ 1, “bad” nghĩa là “harmful”, còn trong ví dụ 2 “bad” có nghĩa là “unpleasant”.

Trong cả 2 ví dụ trên, việc dùng từ “bad” đã thể hiện cho giám khảo thấy rằng chúng ta không tìm được các paraphrase tốt hơn nên đánh phải sử dụng từ “bad”

Trường hợp 1: với “bad” mang nghĩa “harmful”, chúng ta có những từ vựng “less common” và “higher band score” hơn ví dụ như: “detrimental”, “harmful” hay “damaging”

Plastic bags are bad for the environment

Plastic bags are HARMFUL/DAMAGING/DETRIMENTAL for the environment (Lưu ý: trong 3 từ trên, từ ‘detrimental’ sẽ tương đương với ‘extremely bad’)

Trường hợp 2: với “bad” mang nghĩa “unpleasant”, các bạn có thể sử dụng một số từ vựng như: “nasty” (informal, slangy), “unpleasant”, “annoying” hay “dreadful” (very bad).

I had a very bad summer holiday

: “I had a DREADFUL summer holiday”.

Lưu ý: Tuy nhiên, không phải lúc nào việc sử dụng các từ vựng ở trình độ cao cũng hiệu quả. Việc sử dụng các từ cao siêu mà không đúng sắc thái nghĩa hay phù hợp với bối cảnh sử dụng cũng có thể dẫn đến việc bị trừ điểm trong IELTS Writing 

Để có thể cải thiện tiêu chí Lexico Resource của mình trong Writing task 2, các bạn có thể tham khảo bài viết của IELTS ZONE ở đường link dưới đây nhé: 

https://www.facebook.com/groups/ielszonevn/posts/1896487527088598

Grammatical Range and Accuracy (Chính xác về ngữ pháp)

Ngữ pháp trong IELTS Writing sẽ được đánh giá dựa trên Range (phương sai) và Accuracy (độ chính xác). Cụ thể, những ngữ pháp đảm bảo tiêu chí độ chính xác (precision) sẽ có thành phần và cấu trúc chính xác. Ngoài ra, ngữ pháp cần đa dạng nhưng không ảnh hưởng đến giao tiếp: dễ hiểu (người đọc có thể hiểu nội dung của câu) và hiệu quả (tác giả sử dụng ngữ pháp phù hợp với mục đích diễn đạt).

Khi làm bài thi thí sinh cũng cần chú ý đến Tính chính xác, tức là tính chính xác khi sử dụng các ngữ pháp phức tạp. Ngoài ra, trong quá trình viết bài, người học cũng phải đảm bảo dễ hiểu và giao tiếp hiệu quả khi sử dụng các ngữ pháp phức tạp, phức tạp. Đặc biệt: Một câu phức tạp truyền đạt một ý chính, và các ý còn lại phải bổ sung cho ý chính, tránh bất kỳ mối liên hệ nào. Các câu ghép có thể truyền đạt nhiều hơn một ý chính, nhưng các ý phải có liên quan với nhau. Chỉ sử dụng các dạng câu phức khác khi có mục đích giao tiếp rõ ràng.

Các bài viết được đánh giá cao và cho điểm  cao có một tiêu chí rất quan trọng khác là phạm vi và độ chính xác ngữ pháp, ngoài ra còn phải đáp ứng các tiêu chí về thực hiện nhiệm vụ, tính nhất quán và liên kết, nguồn từ vựng … 

Để chấm điểm về tiêu chí phạm vi ngữ pháp và độ chính xác, thí sinh nên nhận xét về tiêu chí này như sau: 

  •  Sử dụng các cấu trúc ngữ pháp khác nhau một cách tự nhiên 
  • Hạn chế mắc lỗi ngữ pháp của câu 
  • Sử dụng đúng dấu câu

Ví dụ (trong các ví dụ dưới đây đều mắc phải lỗi Sentence Fragment là một câu chưa hoàn chỉnh vì thiếu mất chủ ngữ/động từ, hoặc chỉ là một mệnh đề phụ thuộc.) 

Fragment: Children should be encouraged to work in groups. Because it helps them learn interpersonal skills.

=> Because + S + V là một mệnh đề phụ thuộc (dependent clause), vì vậy không thể đứng 1 mình thành 1 câu hoàn chỉnh.

=> Sửa lại: Children should be encouraged to work in groups because it helps them learn interpersonal skills.

Fragment: Many reasons why students should be allowed to attend university for free.

=> Câu thiếu động từ chính.

=> Sửa lại: There are many reasons why students should be allowed to attend university for free

Để có thể cải thiện tiêu chí Grammatical Range của mình trong Writing task 2, các bạn có thể tham khảo bài viết của IELTS ZONE ở đường link dưới đây nhé: 

https://www.facebook.com/groups/ielszonevn/posts/6723536794383623/

IELTS Writing Band Descriptors – Tiêu chí đánh giá từng thang điểm của phần thi viết

Dưới đây là IELTS TASK 2 Writing Band Descriptors do hội đồng thi IELTS cung cấp để làm tiêu chí đánh giá chấm điểm kỹ năng viết. Các bạn hãy cùng IZONE tìm hiểu sâu hơn về các yêu cầu để đạt được từng các mức điểm nhé.

IELTS Writing Band Descriptor

IELTS Writing Band Descriptor

Task response:

Đối với tiêu chí Task Response, thí sinh có trình độ các trình độ IELTS Writing task 2 khác nhau sẽ đáp ứng được những tiêu chí khác nhau cũng như có những nhược điểm riêng cần khắc phục 

Band 

Task response 

0-4.0

Từ việc trả lời sai hoàn toàn câu hỏi, có câu trả lời không liên quan đến yêu cầu đề bài hoặc không trả lời đúng theo yêu cầu của đề bài do hiểu sai đề, ý tưởng hạn chế và không liên quan (0-3.0), thí sinh dần có sự có cố gắng để thực hiện các yêu cầu của đề bài dù các ý chính chưa được đề cập hết (trình độ 4.0). Tuy vậy, thí sinh vẫn bị nhầm lẫn giữa các thông tin quan trọng cần có 

5.0

Khi ở trình độ này, người tham gia bài thi dần có nhận xét tổng quan dù không rõ ràng. chưa có sự đề cập đầy đủ chi tiết quan trọng và thậm chí chi tiết quá mức, không có dữ liệu làm dẫn chứng cũng như thông tin thiếu chính xác 

6.0

Thí sinh có nhận xét tổng quan, nhắc đến các chi tiết quan trọng một cách đầy đủ, thông tin có chọn lọc dù một số thông tin không chính xác hoàn toàn 

7.0 

Thí sinh đã có nhận xét tổng quan rõ ràng. Làm rõ các chi tiết quan trọng. Tất cả các thông tin chính xác dù một số phần có thể được phát triển tốt hơn 

8.0 

Lúc này, người viết đã có nhận xét tổng quan rõ ràng. Các chi tiết quan trọng được làm rõ và trình bày tốt cũng như đạt tất cả các yêu cầu đề ra 

9.0 

Người viết có khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề bài, có nhận xét tổng quan rõ ràng, các thông tin quan trọng được thảo luận một cách chi tiết 

Coherence and Cohesion

Để tìm hiểu chi tiết từng mức điểm tương ứng với tiêu chí đánh giá Coherence and Cohesion, các bạn hãy cùng theo dõi các mục dưới đây nhé. 

Band 

Coherence and Cohesion

0-4.0

Ở các trình độ từ 0-3.0, người viết từ việc không biết triển khai ý tưởng hay truyền đạt thông tin, không có khả năng kết nối các ý với nhau, người viết dần liệt kê được ý tưởng dù chúng không được sắp xếp theo 1 trình tự hợp lý, các cấu trúc nối câu sử dụng sai. Khi tăng thêm được 1.0 band, người viết dần biết đưa ra ý tưởng nhưng chỉ biết liệt kê mà chưa sắp xếp sao hợp lý. Đôi khi còn sử dụng các cấu trúc liên kết đoạn sai hoặc trùng lặp quá nhiều 

5.0

Ở trình độ này, người viết dù chia đoạn văn còn hạn chế, các từ/cụm từ nối có nhiều lỗi hay thường xuyên thiếu đại từ thay thế, đã có bố cục thông tin bài viết 

 

6.0

Khi đạt được 6.0, thí sinh có bố cục thông tin rõ ràng và có chia đoạn văn hợp lý, sử dụng phương tiện liên kết hiệu quả. Một vài lỗi trong việc nối giữa các câu/trong câu. Đại từ thay thế có thể chưa chính xác 

7.0 

Khi lên được trình độ 7.0, người viết có bố cục thông tin logic và chia đoạn tốt cũng như sử dụng các phương tiện liên kết một cách đa dạng. Một số phương tiện liên kết bị lạm dụng hoặc dùng chưa chuẩn xác. Dùng tốt đại từ thay thế 

8.0 

Trình độ 8.0 của thí sinh cho thấy người viết đã có bố cục thông tin và luận điểm logic, chia đoạn hiệu quả. Ngoài ra, còn có sử dụng thuần thục các phương tiện liên kết và dẫn dắt. Đại từ thay thế hoàn toàn chính xác 

9.0 

Lúc này, bố cục thông tin và luận điểm của người viết đạt mức hoàn hảo, đoạn văn được sắp xếp theo trình tự mạch lạc, không có sai phạm nào 

Xem thêm: Chinh phục bài thi IELTS Writing General hiệu quả 

Grammatical Range and Accuracy 

Ngoài ra, các bạn hãy cùng tìm hiểu tiêu chí Grammatical Range and Accuracy được đánh giá như thế nào thông qua từng mức điểm đạt được nhé!

Band 

Grammatical Range and Accuracy 

0-4.0

Khi từ trình độ 0-3.0, người viết chỉ biết sử dụng một vài từ đơn, có vốn từ hạn chế hay gặp nhiều lỗi sai về spelling cũng như gặp nhiều lỗi sai khiến thông tin không còn đúng nữa. Tuy vậy khi lên dần trình độ 4.0, dù vốn khả năng sử dụng từ vựng hợp ngữ cảnh kém, mắc nhiều lỗi sai gây khó chịu cho người đọc, người viết đã có vốn từ vựng cơ bản dù còn trùng lặp nhiều và không phù hợp với đề bài. 

5.0

Ở trình độ 5.0, người thi có vốn cấu trúc câu hạn chế, có sử dụng không thành công một số cấu trúc câu phức tạp, nhiều lỗi ngữ pháp và lỗi ngắt nghỉ câu, gây khó khăn cho việc đọc hiểu 

 

6.0

Ở trình độ này, thí sinh có thể sử dụng cả cấu trúc câu đơn giản và phức tạp. Đôi chỗ có lỗi ngữ pháp và lỗi ngắt nghỉ câu. Có cách diễn đạt rõ ràng 

7.0 

Người viết đạt được 7.0 thường có thể sử dụng nhiều cấu trúc câu phức tạp. Phần lớn các câu không có lỗi sai. Khả năng kiểm soát ngữ pháp tốt. Đôi chỗ có lỗi sai về ngữ pháp hoặc ngắt nghỉ câu

8.0 

Người viết có thể sử dụng các cấu trúc ngữ pháp một cách đa dạng và thuần thục. Các lỗi sai rất hiếm và không đáng kể

9.0 

Khi đạt đến mức band cao nhất, người viết có thể sử dụng các cấu trúc ngữ pháp một cách đa dạng và thuần thục. Các lỗi sai rất hiếm và đáng kể. 

Lexico Resource

Để tìm hiểu sâu hơn về tiêu chí đánh giá Lexico Resource qua từng mức điểm, các bạn hãy cùng theo dõi các đầu mục dưới đây nhé

Band 

Lexico Resource

0-4.0

Từ band điểm 0-3.0, người viết có vốn từ cực kỳ hạn chế, chỉ biết sử dụng một vài từ đơn hoặc gặp nhiều lỗi sai về spelling. Gặp nhiều lỗi sai khiến cho thông tin không còn đúng nữa. Tuy vậy khi lên đến 4.0, thí sinh đã có một vốn từ vựng cơ bản dù còn trùng lặp nhiều hoặc không phù hợp với đề bài. Khả năng sử dụng từ vựng hợp với ngữ cảnh kém, mắc nhiều lỗi sai gây khó chịu cho người học. 

5.0

Ở trình độ này, người viết có vốn từ hạn chế, thường có lỗi chính tả hoặc hình thái từ, gây khó khăn cho việc đọc hiểu 

 

6.0

Thí sinh ở trình độ 6.0 có vốn từ tương đối đa dạng, có sử dụng chưa chính xác một số từ học thuật dù có một số lỗi chính tả và hình thái từ, diễn đạt rõ ràng

7.0 

Trình độ 7.0 cho thấy người viết có vốn từ đa dạng và tương đối chính xác. Có sử dụng từ ngữ học thuật, có phong cách và khả năng kết hợp trong sử dụng từ ngữ. Đôi chỗ có lỗi đánh vần hoặc lựa chọn từ chưa chính xác 

8.0 

Ở trình độ này, vốn từ của người dùng đa dạng và chính xác, sử dụng từ ngữ học thuật thành thạo với rất ít lỗi sai chính tả và sai hình thái từ. 

9.0 

Khi đạt được điểm số hoàn hảo ở kỹ năng viết, người viết lúc này có từ vựng phong phú và phù hợp với ngữ cảnh. Các lỗi sai rất hiếm và không đáng kể. 

 

Trên đây là những tiêu chí đánh giá phần thi viết – IELTS Writing Band Descriptors với từng thang điểm cụ thể mà IZONE muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Theo dõi Góc IELTS của IZONE để tham khảo thêm nhiều kiến thức ôn luyện IELTS hữu ích nhé. Chúc bạn thành công!