9 dạng bài Reading IELTS thường gặp và những lưu ý khi làm bài

IELTS Reading là một trong 4 bài thi có trong kỳ thi IELTS. Trong bài viết này hãy cùng IZONE tìm hiểu 9 dạng bài IELTS Reading thường gặp và cách xử lý những dạng này nhé!

Trước khi đọc bài, IZONE lưu ý rằng nội dung bài viết dưới đây hướng tới bài thi IELTS Reading (Academic).

[Xem thêm]: Sự khác biệt giữa bài thi IELTS Reading Academic và IELTS Reading General

Giới thiệu về phần thi Reading IELTS

Dưới đây là thông tin tổng quan về phần thi IELTS Reading:

Giới thiệu chung về phần thi IELTS Reading (Academic)
Thời gian làm bài thi60 phút (bao gồm cả thời gian transfer đáp án ra answer sheet)
Số lượng câu hỏi40 câu
Số lượng bài đọc3 bài đọc
Nội dung bài thiNội dung của mỗi bài đọc được trích từ các nguồn: sách, báo, tạp chí…v.v, và hướng tới các chủ đề học thuật mang tính phổ quát
Mục đích của bài thi IELTS ReadingBài thi IELTS Reading được thiết kế nhằm kiểm tra những kỹ năng đọc của thí sinh: đọc lấy ý chính, đọc lấy thông tin chi tiết, hiểu được các lý luận logic, nhận diện được quan điểm, thái độ của tác giả
Kỹ năng cần có để xử lý mọi dạng bài IELTS ReadingSkim & Scan
Identify keyword (Xác định từ quan trọng)

[Xem thêm]: Kỹ năng SKIMMING & SCANNING TRONG IELTS

Bài thi IELTS Reading được coi là một trong những bài thi “gỡ điểm” của đa số các sĩ tử Việt Nam, bởi vì bạn không cần phải chịu áp lực thời gian như khi viết một bài Writing, hay bạn không phải “căng tai” để nghe các đoạn hội thoại như khi làm bài Listening.

Khi làm bài Reading, các bạn sẽ có thời gian đọc kỹ câu hỏi & nội dung của bài đọc. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bài thi IELTS Reading là một bài thi “dễ nhằn”. Nếu như các bạn không biết được cách xử lý của các dạng bài có trong bài thi IELTS Reading, thì các bạn khó có thể trả lời hết được 40 câu hỏi trong thời gian 60 phút.

Vậy còn chờ gì nữa, hãy cùng IZONE tìm hiểu tất cả các dạng bài có trong bài thi IELTS Reading và cách làm các dạng bài này nhé!

Các dạng bài Reading IELTS và Cách làm

Multiple choice Reading IELTS

Format câu hỏi

Dạng câu hỏi đầu tiên mà IZONE muốn giới thiệu đến các bạn chính là dạng Multiple Choice.  

Khi làm dạng câu hỏi này, có thể đề bài sẽ yêu cầu các bạn làm như sau:

  • TH1: Chọn 1 trong 4 đáp án cho sẵn

Các dạng bài Reading IELTS

(Trích Cambridge IELTS 17 – Reading Test 3)

  • TH2: Chọn 2/3 trong 5/6 đáp án cho sẵn

Các dạng bài Reading IELTS

(Trích Cambridge IELTS 17 – Reading Test 4)

Tuy nhiên, đa số các bài Multiple Choice xuất hiện trong các đề thi hiện nay thường rơi vào TH1.

Cách làm

Có thể nói Multiple Choice là một trong những dạng câu hỏi mà các sĩ tử IELTS dễ mắc sai lầm nhất. Vì sao ư?

  • Thứ nhất, dạng câu hỏi này đưa cho bạn rất nhiều dữ liệu trong đáp án, điều này đồng nghĩa nó sẽ có nhiều distractor (các từ gây nhiễu khiến bạn chọn sai đáp án).
  • Thứ hai, dạng câu hỏi này thường xuất hiện ở cuối đề thi, lúc này, các bạn có thể sẽ không đọc kỹ đề bài, và có xu hướng chọn đáp án mà có từ vựng gây nhiễu.

Vậy làm thế nào để có thể “xử đẹp” dạng câu hỏi này? Dưới đây, IZONE sẽ gợi ý các bạn các bước làm bài:

Ở bước này, bạn hãy đọc thật kỹ câu hỏi và xác định 2 yếu tố sau:

  • Điều được hỏi là gì?
  • Các keyword trong câu hỏi là gì?

Lưu ý: Keyword trong câu hỏi thường là những loại từ sau:

  • Danh từ riêng (VD: tên người, địa điểm),
  • Con số (VD: số tự nhiên, số năm…),
  • Những từ “đặc biệt” (VD: tên chất hóa học, tên một loại bệnh…)

-> Rộng ra hơn, keyword là bất kỳ những từ nào giúp bạn có thể phát hiện ra ngay được vị trí của từ đó nằm ở đâu trong bài đọc.

Tại bước này, bạn cần khoanh vùng khoảng và đoạn cần đọc bằng việc sử dụng các keyword và kỹ năng Scan.

Cụ thể hơn, bạn cần đọc nhanh bài đọc để xác định vị trí của các keyword xuất hiện trong phần nào của bài đọc. Từ đó xác định khoảng đoạn văn cần đọc, điều này sẽ tiết kiệm thời gian hơn so với việc bạn đọc trước toàn bộ nội dung của bài mà không biết cần tập trung vào đâu.

Sau khi đã khoanh vùng được khoảng và đoạn cần đọc, bạn cần đọc đoạn nội dung đó để có thể hiểu được ý chính của đoạn (thực hiện kỹ năng Skim).

Quay lại đọc các đáp án đã cho sẵn, và loại trừ các đáp án sai.

Lưu ý khi làm bài

Khi làm dạng bài Multiple Choice, các bạn cần lưu ý rằng thứ tự của câu hỏi sẽ giống với thứ tự nội dung của bài đọc. Chính vì vậy, khi làm bài các bạn hãy làm theo từng câu lần lượt, chứ không nên “nhảy cóc”.

Nếu các bạn “nhảy cóc” thì sẽ rất có khả năng các bạn sẽ bỏ qua những thông tin quan trọng giúp bạn trả lời câu hỏi.

Identifying Information Reading IELTS

Dạng câu hỏi tiếp theo chính là dạng Identifying information (Nhận diện thông tin). Tuy nhiên, có lẽ các bạn sẽ quen hơn với cái tên TRUE/FALSE/ NOT GIVEN hoặc YES/NO/NOT GIVEN.

Format câu hỏi

Với dạng TRUE/ FALSE/ NOT GIVEN:

  • TRUE: Thông tin của đề bài ĐÚNG với THÔNG TIN trong đoạn đọc
  • FALSE: Thông tin của đề bài SAI với THÔNG TIN trong đoạn đọc
  • NOT GIVEN: Thông tin của đề bài KHÔNG ĐƯỢC ĐỀ CẬP trong đoạn đọc

Các dạng bài Reading IELTS

(Trích Cambridge IELTS 17 – Test 4 – Passage 3)

Với dạng YES/NO/NOT GIVEN:

  • YES: Thông tin của đề bài GIỐNG với Ý KIẾN của tác giả bài đọc
  • NO: Thông tin của đề bài KHÁC với Ý KIẾN của tác giả bài đọc
  • NOT GIVEN: Thông tin của đề bài KHÔNG ĐƯỢC NHẮC ĐẾN trong Ý KIẾN của tác giả bài đọc

Các dạng bài Reading IELTS

(Trích Cambridge IELTS 17 – Test 3)

Cách làm

Dạng TRUE/FALSE/NOT GIVEN hay YES/NO/NOT GIVEN cũng là một trong những dạng bài mà khiến rất nhiều thí sinh mắc sai lầm. Đó là bởi vì các bạn bị dễ đánh lừa bởi những distractor có trong câu hỏi.

Cách làm của dạng bài này cũng gần giống với dạng Multiple Choice.

Ở bước này, các bạn cần xác định keywords trong câu hỏi

Khoanh vùng khoảng và đoạn cần đọc bằng việc sử dụng các keyword và kỹ năng Scan.

Cụ thể hơn, bạn cần đọc nhanh bài đọc để xác định vị trí của các keyword xuất hiện trong phần nào của bài đọc. Từ đó xác định khoảng đoạn văn cần đọc, điều này sẽ tiết kiệm thời gian hơn so với việc bạn đọc trước toàn bộ nội dung của bài mà không biết cần tập trung vào đâu.

Sau khi đã khoanh vùng được khoảng và đoạn cần đọc, bạn cần đọc đoạn nội dung đó để có thể SO SÁNH giữa nội dung câu hỏi với nội dung mà bạn đọc.

Cụ thể, so sánh ở đây là việc các bạn so sánh giữa keyword bạn gạch chân và nội dung mà bạn đọc. 

Bạn cần nhớ rằng, không phải lúc nào các từ keyword cũng sẽ được giữ nguyên xi (spelling), mà tác giả sẽ thể hiện nó bằng những cách khác nhau (sử dụng synonym, thay đổi cấu trúc câu…).

  • Nếu các keyword mà bạn gạch chân đều khớp 100% với NỘI DUNG BÀI ĐỌC/Ý KIẾN TÁC GIẢ có trong bài đọc thì đáp án sẽ là TRUE/YES.
  • Nếu một trong các keywords bạn gạch chân có nghĩa NGƯỢC lại với NỘI DUNG BÀI ĐỌC/Ý KIẾN TÁC GIẢ có trong bài đọc thì đáp án sẽ là FALSE/NO.
  • Nếu một trong các keywords không xuất hiện hoặc không được đề cập đến trong bài thì đáp án sẽ là NOT GIVEN.

Lưu ý khi làm bài

Một trong những lưu ý quan trọng khi làm dạng bài TRUE/FALSE/NOT GIVEN hay YES/NO/NOT GIVEN đó là bạn cần tránh việc sử dụng những kiến thức, kinh nghiệm cá nhân để trả lời câu hỏi. 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần cẩn thận với những từ hạn định như (all/some), hay những từ so sánh hơn, so sánh nhất, bởi vì những từ này có thể là một trong những “bẫy” mà đề bài đưa ra.

Ngoài ra, bạn cần chú ý rằng, thứ tự của câu hỏi sẽ giống với thứ tự của nội dung trong bài đọc. Chính vì vậy, bạn hãy làm các câu hỏi theo thứ tự lần lượt mà không nên “nhảy cóc”.

Cuối cùng, các bạn có học từ các bài giải đề tại website của IZONE. Điều này sẽ giúp bạn có thể gia tăng cảm nhận cách mà đề bài Paraphrase, từ đó có thể chọn đáp án chính xác.

Matching Heading Reading IELTS

Dạng câu hỏi Matching Heading cũng là một trong những dạng xuất hiện thường xuyên trong bài thi IELTS Reading.

Format câu hỏi

Với dạng câu hỏi Matching Heading, các bạn sẽ phải chọn một tiêu đề thể hiện đúng nhất nội dung của một đoạn đọc.

Các dạng bài Reading IELTS

(Trích Cambridge IELTS 16 Reading Test 4)

Cách làm

Để có thể trả lời chính xác các câu hỏi trong dạng bài Matching Heading không phải là dễ, bởi vì một trong những đặc điểm của dạng bài này là số tiêu đề (Heading) luôn nhiều hơn số đoạn đọc (Section). (Cụ thể như ảnh trên là có 8 tiêu đề, trong khi chỉ có 6 đoạn đọc). Điều này có nghĩa bạn sẽ cần phải thực hiện loại trừ các tiêu đề sai.

Ngoài ra, dạng Matching Heading là dạng mà thứ tự các tiêu đề (Heading) không giống với thứ tự của các đoạn đọc (Section). Điều này có thể khiến các bạn bị rối vì không biết phải bắt đầu làm từ đâu, và nên làm như nào.

Dưới đây là những gợi ý của IZONE khi các bạn làm dạng câu hỏi này!

Hãy đọc qua một lượt các Heading được cho sẵn và xác định các keyword.

Lưu ý: Trong bước 1, các bạn hãy chú ý đến sự giống khác nhau giữa các tiêu đề, và nếu có thể thì hãy phân nhóm các tiêu đề với nhau.

Chẳng hạn, với bài tập trên:

Bạn có thể gộp các tiêu đề i, vi, vii lại thành một nhóm bởi vì những tiêu đề này đều có thể liên quan đếnthái độ của mọi người với AI”.

Các dạng bài Reading IELTS

Việc gộp lại thành các nhóm có liên quan đến nhau có thể giúp bạn dễ dàng loại trừ đáp án hơn, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian làm bài.

Ngoài ra, một lưu ý khác trong bước này đó là: Khi đọc tiêu đề, các bạn hãy cố gắng phân biệt giữa hai loại từ vựng là content word hay organizing word. Việc này sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng được các heading với nhau, từ đó có thể chọn được đoạn đọc phù hợp với tiêu đề nhất.

Các bạn có thể tham khảo bài Make use of organizing words and content words, để có thể hiểu rõ hơn thế nào là content words và thế nào là organizing words nhé!

Sau khi đã gạch chân các keywords có trong từng tiêu đề, bạn cần bắt đầu ĐỌC NỘI DUNG của các đoạn có trong bài đọc.

Lưu ý: Trong bước số 2, nhiều bạn, dưới áp lực thời gian, thường cố gắng đọc thật nhanh, đọc lướt qua nội dung, nhưng sau đó trong đầu không còn một ý niệm gì về nội dung của đoạn đọc. 

Và đương nhiên rồi, điều này sẽ khiến các bạn tốn thời gian hơn là tiết kiệm thời gian. Vì vậy, khi đọc nội dung đoạn đọc để tìm ý chính thì các bạn hãy cố gắng ĐỌC và HIỂU mình đang đọc cái gì nhé! (Kỹ năng Skim)

Sau khi đã đọc nội dung của đoạn đọc, bạn hãy quay lại list các tiêu đề, và bắt đầu thực hiện việc loại trừ và tìm ra đáp án đúng.

Lưu ý: Trong bước này, bạn hãy để ý xem các keywords mà bạn gạch chân có được thể hiện trong nội dung đoạn đọc đó không nhé. Nếu bạn chắc chắn rằng, những keywords đều được thể hiện trong nội dung của đoạn đọc đó, thì xin chúc mừng, đó chính là đáp án đúng.

Dưới đây là ví dụ:

Các dạng bài Reading IELTS

(Trích Giải đề IELTS Cambridge 16 Reading Test 1)

Lưu ý khi làm bài

Như đã đề cập ở trên, dạng bài Matching Heading là một dạng có thứ tự của các tiêu đề không giống với thứ tự của đoạn đọc. Điều này có nghĩa bạn tìm tiêu đề cho đoạn nào trước cũng được. Chính vì thế, IZONE khuyến khích các bạn hãy tìm tiêu đề cho những đoạn ngắn trước.

Việc đọc những đoạn ngắn trước đồng nghĩa với việc bạn phải đọc ít nội dung hơn, từ đó sẽ giúp bạn xử lý thông tin một cách tốt hơn, và đương nhiên khả năng chọn được tiêu đề phù hợp sẽ cao hơn.

Điều này chính là một “bàn đạp” không thể tốt hơn khi bạn xử lý các đoạn đọc dài và khó. Bởi vì sau khi đã chọn được tiêu đề các đoạn đọc ngắn, thì lúc này, list of headings (danh sách các tiêu đề) của bài đã ít hơn trước.

Ngoài ra, một lưu ý khác đó là các bạn nên làm dạng Matching Heading đầu tiên so với các dạng khác. Bởi vì khi các bạn đã có thể tìm được các tiêu đề cho bài đọc. 

Sentence Completion Reading IELTS

Sentence Completion là một dạng câu hỏi cũng không hiếm gặp trong các đề IELTS Reading. Tuy nhiên, khác với 3 dạng câu hỏi ở trên, dạng Sentence completion là dạng câu hỏi giúp các bạn “gỡ điểm”.

Format câu hỏi

Sentence Completion là dạng câu hỏi yêu cầu bạn điền những từ vựng còn thiếu vào những khoảng trống để tạo thành một câu hoàn chỉnh. 

Các dạng bài Reading IELTS

Cách làm

Mặc dù được coi là một trong những dạng câu hỏi gỡ điểm, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc bạn được phép chủ quan khi làm dạng bài này. 

Dưới đây, IZONE sẽ gợi ý cho bạn cách xử lý dạng câu hỏi này!

Ở bước này, bạn cần Đọc kỹ yêu cầu của đề bài xác định giới hạn từ được điền

Với dạng câu hỏi Sentence Completion, việc đọc kỹ yêu cầu đề bài là điều cực kỳ quan trọng. Việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bài thi của bạn. 

Chẳng hạn, với đề bài trên, bạn không được phép điền quá 2 từ. Điều này có nghĩa nếu bạn điền 3 từ, thì đáp án của bạn sẽ không được chấp nhận.

Lưu ý: 

  • Các ký tự viết ở dạng số sẽ được tính là một từ (VD: 25 -> sẽ được tính là một từ).
  • Các từ mà có dấu gạch ngang ở giữa cũng sẽ được tính là một từ (VD: long-standing -> sẽ được tính là một từ)

Tại bước này, bạn cần đọc các câu hỏi và xác định những keywords có trong câu hỏi.

Lưu ý: Trong bước này, bạn hãy cố gắng xác định từ loại đang bị thiếu là gì? (Danh từ, động từ, hay tính từ…). Điều này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi chính xác hơn.

Để xác định loại từ bị thiếu có thể là gì, các bạn cần phải có một nền tảng kiến thức ngữ pháp nhất định. Hoặc, các bạn có thể xác định thông qua các bài giải đề IELTS chi tiết trên website của IZONE.

Sau khi đã xác định keyword, bạn cần scan lại bài đọc, tìm khoảng và đoạn cần đọc.

Cụ thể hơn, bạn cần đọc nhanh bài đọc để xác định vị trí của các keyword xuất hiện trong phần nào của bài đọc. Từ đó xác định khoảng đoạn văn cần đọc, điều này sẽ tiết kiệm thời gian hơn so với việc bạn đọc trước toàn bộ nội dung của bài mà không biết cần tập trung vào đâu.

Sau khi đã xác định được khoảng và đoạn cần đọc, bạn cần đọc lại kỹ lại nội dung của đoạn đọc đó để tìm ra đáp án chính xác.

Ngoài ra, bạn hãy cố gắng tìm ra những cách thể hiện khác của keyword có trong nội dung đoạn đọc. Dưới đây là một ví dụ:

(Trích giải đề IELTS Cambridge 17 Reading test 1)

Điền đáp án vào answer sheet 

Ở bước điền đáp án vào answer sheet, bạn cần chú ý về việc giữ nguyên về dạng của  từ.

Lưu ý khi làm bài

Dạng câu hỏi Matching Heading là một dạng câu hỏi có thứ tự câu hỏi giống thứ tự của nội dung bài đọc. Chính vì vậy, khi làm bài các bạn hãy làm theo từng câu lần lượt, chứ không nên “nhảy cóc” nhé!

Matching Information Reading IELTS

Dạng câu hỏi Matching Information được coi là  một trong những dạng “không thể thiếu” đối với bài thi IELTS Reading.

Format câu hỏi

Đối với dạng Matching Information, bạn có nhiệm vụ xác định xem các thông tin trong câu hỏi nằm ở trong đoạn (Section) nào của bài đọc.

Các dạng bài Reading IELTS

(Trích IELTS Cambridge 17 Reading Test 1)

Cách làm

Dưới đây IZONE sẽ gợi ý một số bước để có thể xử lý dạng bài này:

Đầu tiên, cũng tương tự như những dạng câu hỏi khác, các bạn cần “phân tích câu hỏi” bằng việc tìm ra những keywords quan trọng.

Tại bước này, bạn cần khoanh vùng khoảng và đoạn cần đọc bằng việc sử dụng các keyword và kỹ năng Scan.

Cụ thể hơn, bạn cần đọc nhanh bài đọc để xác định vị trí của các keyword xuất hiện trong phần nào của bài đọc. Từ đó xác định khoảng đoạn văn cần đọc, điều này sẽ tiết kiệm thời gian hơn so với việc bạn đọc trước toàn bộ nội dung của bài mà không biết cần tập trung vào đâu.

Sau khi đã khoanh vùng được khoảng và đoạn cần đọc, bạn cần đọc đoạn nội dung đó để có thể SO SÁNH giữa nội dung câu hỏi với nội dung mà bạn đọc.

Cụ thể, so sánh ở đây là việc các bạn so sánh giữa keyword bạn gạch chân và nội dung mà bạn đọc. 

Bạn cần nhớ rằng, không phải lúc nào các từ keyword cũng sẽ được giữ nguyên xi (spelling), mà tác giả sẽ thể hiện nó bằng những cách khác nhau (sử dụng synonym, thay đổi cấu trúc câu…).

Nếu các keywords của bạn đều được thể hiện trong nội dung bài đọc, thì xin chúc mừng, đó chính là đoạn văn mà bạn cần tìm, và cũng là đáp án của câu hỏi này.  

Dưới đây là ví dụ: 

Các dạng bài Reading IELTS

(Trích giải đề IELTS Cambridge 16 Reading Test 3)

Lưu ý khi làm bài

Một trong những lưu ý khi làm dạng bài Matching đó là đề bài có thể xuất hiện dòng “NB – You may use any letter more than once”. Nôm na, câu này có nghĩa là một đoạn văn có thể xuất hiện 2 đáp án. 

Chính vì vậy, nếu bạn không cẩn thận (không đọc câu này khi làm bài) thì rất có thể sẽ bỏ qua đoạn văn có thể chứa 2 đáp án, và chọn đáp án sai.

Ngoài ra, đây cũng là một dạng câu hỏi mà có thứ tự câu hỏi không tuân theo thứ tự nội dung của bài đọc.

Matching Feature Reading IELTS

Một dạng bài khác cũng rất phổ biến trong IELTS Reading là dạng Matching Feature.

Format câu hỏi

Với dạng câu hỏi Matching Feature, bạn sẽ phải nối các thông tin mà đề bài đưa ra với những đối tượng được liệt kê theo danh sách (VD: tên, ngày tháng, ý kiến tác giả…).

Các dạng bài Reading IELTS

(Trích IELTS Cambridge 17 Reading Test 2)

Cách làm

Dưới đây là các bước để bạn có thể xử lý dạng câu hỏi Matching Feature

Ở bước đầu tiên, hãy chú đến danh sách tên, ngày tháng mà bạn cần nối, bởi vì đây là những keyword quan trọng giúp bạn có thể xác định được mình cần đọc ở khoảng, đoạn nào trong bài đọc.

Ở bước này, bạn hãy sử dụng keyword & kỹ năng Scan để có thể xác định được khoảng & đoạn cần đọc.

Cụ thể, bạn cần đọc nhanh bài đọc để xác định vị trí của các keyword (tên riêng/năm) xuất hiện trong phần nào của bài đọc. Từ đó xác định khoảng đoạn văn cần đọc.

Sau khi đã xác định được khoảng & đoạn cần đọc, hãy quay lại đọc câu hỏi, và xác định các keyword có trong câu hỏi.

Tiếp theo, dựa vào khoảng & đoạn đọc đã tìm ra được ở bước 2, bạn hãy đọc kỹ đoạn nội dung đó và cố gắng tìm ra được paraphrase của keyword trong câu hỏi với nội dung bài đọc.

Nếu các thông tin trong câu hỏi khớp với thông tin nội dung mà bạn đọc thì xin chúc mừng, bạn đã tìm ra được đáp án đúng.

Lưu ý khi làm bài

Cũng giống như dạng câu hỏi Matching Information, Một trong những lưu ý khi làm dạng bài Matching Feature đó là đề bài có thể xuất hiện dòng “NB – You may use any letter more than once”. Câu này có nghĩa là một đoạn văn có thể xuất hiện 2 đáp án. 

Summary/Notes/Table/Diagram Completion Reading IELTS

Bên cạnh dạng câu hỏi Sentence Completion (Hoàn thành câu), bài thi IELTS Reading còn có một số dạng biến thể khác như:

  • Summary Completion (Hoàn thành bản tóm tắt)
  • Table Completion (Hoàn thành bảng)
  • Note completion (Hoàn thành ghi chú)
  • Diagram completion (Hoàn thành biểu đồ)

Format câu hỏi

Summary Completion (Hoàn thành bảng tóm tắt)

Các dạng bài Reading IELTS

Table Completion (Hoàn thành bảng)

Các dạng bài Reading IELTS

(Trích IELTS Cambridge 16 Reading Test 1)

Diagram Completion (Hoàn thành biểu đồ)

Các dạng bài Reading IELTS

(Trích IELTS Cambridge 16 Reading Test 4)

Note Completion (Hoàn thành ghi chú)

Các dạng bài Reading IELTS

(Trích IELTS Cambridge 16 Reading Test 1)

Cách làm

Để xử lý dạng bài câu hỏi này, các bạn có thể tham khảo cách xử lý của dạng câu hỏi Sentence Completion.

Lưu ý khi làm bài

Khi làm dạng bài Completion, các bạn cần lưu ý rằng thứ tự của câu hỏi sẽ giống với thứ tự nội dung của bài đọc. Chính vì vậy, khi làm bài các bạn hãy làm theo từng câu lần lượt, chứ không nên “nhảy cóc”.

Nếu các bạn “nhảy cóc” thì sẽ rất có khả năng các bạn sẽ bỏ qua những thông tin quan trọng giúp bạn trả lời câu hỏi.

Matching Sentence Endings Reading IELTS

Mặc dù Matching Sentence Endings là một dạng câu hỏi có tần suất xuất hiện thấp hơn so với các dạng bài khác, tuy nhiên điều này không có nghĩa bạn được phép chủ quan và bỏ qua dạng câu hỏi này khi luyện tập.

Format câu hỏi

Khi làm dạng câu hỏi Matching Sentence Endings, bạn có nhiệm vụ nối thông tin của hai vế chưa hoàn chỉnh để tạo thành một câu có nội dung đúng với nội dung của bài đọc.

Các dạng bài Reading IELTS

(Trích IELTS Cambridge 15 Reading Test 3)

Cách làm

Dưới đây, IZONE sẽ đưa ra gợi ý về các bước xử lý dạng bài Matching Sentence.

Với bước đầu tiên, bạn cần xác định các keywords có trong câu hỏi

Sau khi đã xác định được các keywords, lúc này bạn cần Scan bài đọc để có thể tìm ra vị trí của khoảng & đoạn mà bạn cần đọc.

Sau khi đã tìm ra được khoảng & đoạn cần đọc, lúc này bạn cần Skim đoạn đọc để tìm ra ý chính. 

Quay lại câu hỏi và nối hai vế tương ứng với nội dung của đoạn đọc.

Lưu ý: Tại bước này, các bạn hãy cố gắng khớp các keywords của câu hỏi với nội dung của đoạn đọc, bởi vì bài đọc sẽ không sử dụng nguyên xi (spelling) của keyword có trong câu hỏi, mà thay vào đó sẽ sử dụng các paraphrase. (Từ đồng nghĩa, thay đổi cấu trúc câu)

 

Lưu ý khi làm bài

Nhiều bạn nghĩ có thể trả lời các câu hỏi Matching Sentence Endings bằng việc sử dụng những kiến thức liên quan đến ngữ pháp, mà không cần phải đọc nội dung của đoạn đọc, từ đó sẽ giúp các bạn tiết kiệm được kha khá thời gian.

Tuy nhiên, với một bài thi yêu cầu khả năng đọc hiểu cao như IELTS Reading thì cách làm này của các bạn là không thể. 

Ngoài ra, thứ tự của câu hỏi sẽ giống với thứ tự của bài đọc. Vì vậy, khi làm bài các bạn hãy làm theo từng câu lần lượt, chứ không nên “nhảy cóc” .

Short answer questions Reading IELTS

Dạng câu hỏi Short Answer Questions (Trả lời câu hỏi ngắn) từng là một trong những dạng câu hỏi từng được ưa chuộng trong bài thi IELTS Reading, tuy nhiên tần suất xuất hiện của dạng bài này trong các bài thi hiện nay đã giảm đáng kể.

Format câu hỏi

Dạng câu hỏi Short Answer Questions sẽ yêu cầu các bạn trả lời  cho các câu hỏi mà đề bài đưa ra.

Các dạng bài Reading IELTS

(Trích IELTS Cambridge 16 Reading Test 4)

Cách làm

Cách làm của dạng bài này khá giống với dạng Sentence Completion.

Ở bước này, bạn cần Đọc kỹ yêu cầu của đề bài xác định giới hạn từ được điền

Điều này cực kỳ quan trọng và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bài thi của bạn. 

Chẳng hạn, với đề bài trên, bạn không được phép điền quá 2 từ. Điều này có nghĩa nếu bạn điền 3 từ, thì đáp án của bạn sẽ không được chấp nhận.

Lưu ý: 

  • Các ký tự viết ở dạng số sẽ được tính là một từ (VD: 25 -> sẽ được tính là một từ).
  • Các từ mà có dấu gạch ngang ở giữa cũng sẽ được tính là một từ (VD: long-standing -> sẽ được tính là một từ)

Tại bước này, bạn cần đọc các câu hỏi và xác định những keywords có trong câu hỏi.

Lưu ý: Tại bước này, bạn hãy chú ý đến từ để hỏi trong câu hỏi, bởi vì việc này sẽ giúp bạn có thể định hướng được thông tin mà bạn cần tìm là gì.

Sau khi đã xác định keyword, bạn cần scan lại bài đọc, tìm khoảng và đoạn cần đọc.

Cụ thể hơn, bạn cần đọc nhanh bài đọc để xác định vị trí của các keyword xuất hiện trong phần nào của bài đọc. Từ đó xác định khoảng đoạn văn cần đọc, điều này sẽ tiết kiệm thời gian hơn so với việc bạn đọc trước toàn bộ nội dung của bài mà không biết cần tập trung vào đâu.

Sau khi đã xác định được khoảng và đoạn cần đọc, bạn cần đọc lại kỹ lại nội dung của đoạn đọc đó để tìm ra đáp án chính xác.

Ngoài ra, bạn hãy cố gắng tìm ra những cách thể hiện khác của keyword có trong nội dung đoạn đọc.

Lưu ý khi làm bài

Thứ tự của câu hỏi sẽ giống với thứ tự của bài đọc. Vì vậy, khi làm bài các bạn hãy làm theo từng câu lần lượt, chứ không nên “nhảy cóc”.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của IZONE về các dạng câu hỏi thường gặp trong IELTS Reading cũng như cách làm những dạng bài này. Chúc các bạn học tốt!