Tự học IELTS ở nhà từ con số 0 đến 8.0 như thế nào?


Notice: Function rest_validate_value_from_schema được gọi không chính xác. The "type" schema keyword for list can only be one of the built-in types: array, object, string, number, integer, boolean, và null. Vui lòng xem Hướng dẫn Debug trong WordPress để biết thêm thông tin. (Thông điệp này đã được thêm vào trong phiên bản 5.5.0.) in /var/www/html/wordpress/public_html/wp-includes/functions.php on line 5835

Notice: Function rest_validate_value_from_schema được gọi không chính xác. The "type" schema keyword for list can only be one of the built-in types: array, object, string, number, integer, boolean, và null. Vui lòng xem Hướng dẫn Debug trong WordPress để biết thêm thông tin. (Thông điệp này đã được thêm vào trong phiên bản 5.5.0.) in /var/www/html/wordpress/public_html/wp-includes/functions.php on line 5835

Hành trình tự học IELTS ở nhà từ con số 0 đến 8.0 đòi hỏi sự tự giác, kiên trì của người học. Tìm hiểu những kiến thức tự học IELTS tại nhà hiệu quả cùng IZONE trong bài viết dưới đây ngay.

Có thể tự học IELTS ở nhà không?

Ở thời điểm hiện tại, điều kiện tự học đã tốt hơn trước rất nhiều. Các tài liệu, bài viết, clip chia sẻ kiến thức và cách học đang rất sẵn có trên mạng. Các bạn chỉ cần bật điện thoại / máy tính lên là đã có thể tiếp cận nguồn kiến thức phong phú về tiếng Anh và IELTS. Tuy nhiên, để tận dụng được điều kiện đó để tự học thì vẫn cần có:

 

Tự học IELTS ở nhà cần chuẩn bị gì?

Nền tảng cơ bản vững chắc

Nền tảng ở đây có thể hiểu là các kiến thức về Từ vựng – Ngữ pháp – Phát âm của bạn. Những kiến thức này sẽ giúp bạn học thêm nhiều kiến thức mới nâng cao hơn, tự tin hoàn thành bài thi IELTS với kết quả tốt nhất. Nói cách khác là bạn đủ khả năng hiểu và biến nội dung tài liệu học tập thành sự tiến bộ của bản thân.

Quyết tâm cao độ

Vì IELTS là hành trình dài + vất vả, kết quả chưa thể xuất hiện trong ngày một ngày hai. Thêm nữa là khi học một cách “cô đơn”, không có môi trường lớp học và sự hỗ trợ của giáo viên/bạn học thì bạn sẽ dễ nản, xuống tinh thần. Một quyết tâm cao độ, được duy trì đều đặn sẽ giúp các bạn đi qua chặng đường khó khăn này.

Kỹ năng quản lý thời gian và lên kế hoạch

Khối lượng kiến thức cần học là rất nhiều, bởi vậy bạn sẽ cần phải chia nhỏ chúng vào lịch trình học phù hợp với sức học của bản thân và đảm bảo thời gian cho các công việc khác. Thiếu đi kỹ năng quản lý thời gian sẽ khiến cho các công việc bị chồng chéo, khiến bạn dồn hết quyết tâm trong một vài tuần đầu tiên sau đó sẽ dễ cảm thấy stress, chán nản và bỏ cuộc.

Kiến thức sẽ cần thời gian để ngấm dần và vận dụng thành thục nên việc dồn ép quá nhiều kiến thức trong khoảng thời gian không hợp lý có thể khiến bạn không nhận được kết quả như mong đợi.

Đặc biệt những bạn đặt ra mục tiêu lớn trong một khoảng thời gian dài (Ví dụ: đạt IELTS 8.0 trong 1 năm) mà không cụ thể hóa thành các mục tiêu nhỏ với lộ trình chi tiết sẽ rất dễ mất phương hướng, không biết chính xác mình cần làm gì.

Lộ trình chi tiết giúp bạn chia nhỏ các mục tiêu lớn, thực hiện trong thời gian ngắn. Nhờ vậy bạn sẽ biết chính xác mình cần làm gì lúc này, mục tiêu là gì và nhanh chóng nhận thấy kết quả của việc cố gắng.

Nếu các bạn thiếu một trong những điều nêu trên thì nên tham dự lớp học IELTS, ít nhất là vào giai đoạn khởi đầu:

  • Nếu nền tảng Phát âm – Từ vựng – Ngữ pháp của các bạn chưa vững thì sẽ được xây dựng bồi đắp, giúp tăng năng lực tự học của bạn.
  • Trong môi trường tập thể, sự hỗ trợ ủng hộ về tinh thần từ giáo viên và các bạn cùng lớp sẽ giúp bạn bớt “cô đơn” trên chặng đường vất vả, giảm tỉ lệ bỏ cuộc ngay từ đầu.
  • Lịch trình học trong khóa (mỗi buổi học gì, làm bài tập nào) chính là mẫu tham khảo cho lịch trình tự học của bạn sau này.

Một khóa học cho người mới bắt đầu ôn IELTS sẽ cần làm được cả 3 điều này nên các bạn hãy lựa chọn cẩn thận nhé, nhất là khi các bạn định tự học sau đó. Các bạn có thể tham khảo một số khóa học sơ sinh (trình độ 0 – 3.0 IELTS) và vỡ lòng (trình độ từ 3.0 – 4.0 IELTS) cho người mới bắt đầu đạt cả 3 tiêu chí này nhé.

Những sai lầm, khó khăn khi bắt đầu tự học IELTS ở nhà nhiều bạn dễ mắc phải

Những sai lầm khi học IETLS có thể trở thành rào cản trong quá trình tự học. Bởi vậy mà bạn cần phải lưu ý để tự học IELTS hiệu quả nhất.

 

Những sai lầm khi tự học IELTS tại nhà
 

Sai lầm 1: Không chọn lọc tài liệu tự học IELTS

Thấy tài liệu nào cũng tải về, nhưng không biết phải xem cái gì (do chưa có khả năng phân biệt xem tài liệu nào quan trọng). Nguy hiểm hơn nữa là khi các bạn tải thật nhiều tài liệu, các bạn sẽ có ảo giác “mình đang rất cố gắng học rồi đó, bằng chứng là cả ngày hôm nay mình tải được rất nhiều tài liệu hay về máy rồi”, và rồi không thực sự bắt tay vào việc học.

Để tránh vấn đề này, chúng ta nên làm 2 việc:

  • Chọn tài liệu từ nguồn uy tín (nhà xuất bản lớn, của nước ngoài biên soạn). Các bạn có thể tham khảo các cuốn sách chất lượng tại đây.
  • Chọn tài liệu nào thì đọc thật kỹ để hấp thụ hết kiến thức của tài liệu đó, rồi mới chuyển qua tài liệu khác. Để đạt điểm cao IELTS thì bạn không cần đọc cả 100 quyển sách, mà có khi chỉ cần 4 5 quyển nhưng đọc thật kỹ, tận dụng mọi chi tiết trong những tài liệu đó

Sai lầm 2: “Đẽo cày giữa đường”

Cứ thấy phương pháp nào được khuyên dùng là làm theo, nhưng không theo cái nào lâu dài. Hiện tại có rất nhiều phương pháp học tiếng Anh và luyện IELTS, mỗi phương pháp đều có điểm hợp lý và có minh chứng hiệu quả với người thực hiện. Tuy nhiên điểm chung của mọi phương pháp này là đều cần thời gian làm quen và thực hiện điều đặn để nó phát huy tác dụng.

Thời gian này không phải ngày một ngày hai, vì ai cũng cần quá trình thích nghi với phương pháp mới. Vậy nên giữa vô vàn phương pháp học trên mạng, các bạn hãy chỉ chọn số ít phương pháp, và làm theo đủ lâu đến khi cảm nhận được kết quả

Sai lầm 3: Đặt áp lực nặng nề

Đặt áp lực quá nặng nề lên bản thân: nghĩ rằng đã tự học là không bỏ tiền, thì cần bỏ công sức thời gian thật nhiều (có bạn nghỉ làm nghỉ học để ôn IELTS) và phải dùng thời gian công sức đó thật hiệu quả, hiệu quả đó còn phải rõ ràng thấy ngay từ đầu. Chỉ cần thấy tốc độ tiến bộ chững lại là các bạn sẽ stress lo lắng, áp lực lên bản thân càng nặng nề hơn, và vì vậy càng không học được hiệu quả.

Cách giải quyết:

  • Tham khảo lộ trình học hành hợp lý
  • Đặt ra kỳ vọng vừa sức của mình (các bạn có thể tự kiểm tra năng lực bản thân tại bài test IELTS tại IZONE ngay).
  • Lúc luyện nên có Partner để bớt cô đơn, có người chia sẻ gánh nặng tâm lý.

Các tài liệu tự học IELTS ở nhà nên tham khảo và sử dụng

Để phục vụ việc ôn IELTS thì các bạn sẽ cần một lượng tài liệu bao phủ đủ các mảng chính của IELTS:

  • Mảng tiếng Anh cơ bản: Từ vựng – Ngữ pháp – Phát âm
  • Mảng luyện kỹ năng làm bài: 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết và các bài tập, đề thi.

Các bạn có thể tham khảo các cuốn sách chất lượng tại đây nhé.

Các bạn ở trình độ khởi đầu có thể sẽ gặp khó khăn với các tài liệu nêu trên, vì phần lớn chúng được viết bằng tiếng Anh. Việc đọc hiểu nội dung cũng đã là một thử thách với nhiều bạn, chưa nói đến việc làm bài tập.

Nếu bạn thực sự gặp khó khăn khi đọc hiểu tài liệu thì bạn nên tìm đến bản dịch / song ngữ của các tài liệu đó. Một số nhà xuất bản lớn của Việt Nam đã chuyển ngữ các tài liệu quan trọng khi học IELTS, các bạn có thể tìm tại các nhà sách nhé.

Nếu các bạn không chỉ muốn có bản dịch giúp hiểu tài liệu, mà còn mong muốn được chỉ rõ những điểm hay ho nên học trong nội dung sách, làm bài tập và được chấm điểm kèm thêm giải thích kỹ càng về đáp án, thì bạn có thể vào trang web izone.edu.vn để học và làm bài tập.

Lộ trình tự học IELTS tại nhà từ con số 0 đến 8.0:

Tiêu chí để đạt được 8.0

Với đa số mọi người, thi được 8.0 là một mục tiêu không hề dễ, nhưng vẫn có thể đạt được nếu thỏa mãn các tiêu chí sau:

  • Nghe qua, đọc qua câu nói là có cảm giác nó ổn hay không ổn, chứ chưa cần phải nghĩ đến các quy tắc.
  • Không chỉ hiểu nghĩa mà còn cảm nhận được sắc thái của từ (thái độ đi kèm, sự tích cực tiêu cực…), cùng một nội dung nói thì biết tùy bối cảnh và ý định mà chọn từ phù hợp.
  • Phản xạ ngôn ngữ nhanh chóng: nghe hiểu và đọc hiểu ở tốc độ gần tương đương với tiếng mẹ đẻ, nói và viết ở tốc độ đủ nhanh phục vụ giao tiếp.

Quá trình tự học, tự ôn Ielts

  • Bước 1: Nghiên cứu tìm hiểu phương pháp học + tài liệu học. Một số nguồn uy tín là web izone.edu.vn và group Facebook IELTS Zone, các bạn hãy tìm hiểu nhé.
  • Bước 2: Nếu các bạn chưa vững cơ bản thì chưa luyện đề ngay, mà cần củng cố nền tảng Từ vựng – Ngữ pháp – Phát âm.
  • Bước 3: Làm quen với từng dạng bài, và Bổ sung từ vựng học thuật (Trong 4 kỹ năng thì Speaking là kỹ năng duy nhất không cần từ vựng học thuật, 3 cái còn lại mức độ khác nhau) .
  • Bước 4: Luyện đề

Phương pháp tự học IELTS tại nhà

Dù là bất kỳ kỹ năng IELTS nào, để đạt mức độ thành thạo, bạn cần trải qua 2 bước sau đây:

Nắm chắc kiến thức: Tùy vào band điểm mục tiêu mà bạn đang hướng đến, mức độ kiến thức bạn cần nắm được là khác nhau. Nhìn chung, ta có thể chia kiến thức IELTS làm hai phần là “Nền tảng” và “Nâng cao”.

Để nắm chắc nền tảng, bạn cần xây dựng ba nền móng kiến thức chính gồm Từ vựng Ngữ pháp và Phát âm. Chúng đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc phát triển các kỹ năng IELTS (Nghe, Nói, Đọc, Viết).

Bên cạnh kiến thức nền tảng, những bạn đặt mục tiêu cao (từ 6.5+ trở lên) cần phải tích lũy cho mình một khối lượng kiến thức nâng cao. Tất nhiên khối kiến thức nâng cao vẫn được xây dựng trên ba nền móng kiến thức Từ vựng, Ngữ pháp và Phát m. Bạn vẫn cần đi theo thứ tự từ nền tảng đến nâng cao chứ không thể bỏ qua phần kiến thức nền.

Thành thạo kỹ năng làm bài: dù IELTS là một kỳ thi đánh giá kiến thức, nhưng nếu không luyện tập để thành thạo kỹ năng làm bài, bạn sẽ gặp khá nhiều bối rối trong phòng thi và không thể hiện được hết khả năng của mình. Để nâng cao kỹ năng làm bài, bạn cần nắm được các dạng bài trong kỳ thi IELTS là gì, phương pháp xử lý các dạng bài này và điều quan trọng nhất là thực hành bằng cách làm quen với các đề thi thử.

 

Phương Pháp Tự Học IELTS Tại Nhà Hiệu Quả

Kiến thức:

Để làm được bài thi IELTS Reading, bạn cần có kiến thức cơ bản về Từ vựng và Ngữ pháp chắc chắn. Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần có Từ vựng tốt là ta đã có thể làm tốt IELTS Reading. Tuy nhiên, đôi khi bên cạnh Từ vựng, Ngữ pháp chính là kênh truyền tải ý nghĩa của văn bản.

Ví dụ:

She could be a doctor.
She could have been a doctor.

Dù 2 câu có từ vựng khá giống nhau “She” “could” “a doctor” nhưng lại truyền tải hai ý nghĩa khác hẳn nhau. Nếu câu 1 là một dự đoán có thể cô ấy là bác sĩ thì câu 2 là một câu nói thể hiện sự tiếc nuối lẽ ra cô ấy đã có thể làm bác sĩ nhưng rồi lại thôi. Nếu không hiểu ngữ pháp “could V” và “could have Vp2” thì ta sẽ không thể hiểu được ý nghĩa trong trường hợp này.

Để làm tốt trong bài thi IELTS Reading thì không chỉ cần nắm chắc Từ vựng và Ngữ pháp căn bản mà còn cần trau dồi cả những từ vựng học thuật (Academic Vocabulary), từ vựng nâng cao (C1, C2) và cả những cấu trúc Ngữ pháp nâng cao nữa.

Bởi bài thi IELTS Reading thường được trích từ những bài nghiên cứu khoa học, những bài báo, tạp chí khoa học. Mặc dù đã được chỉnh sửa về nội dung để những người không chuyên có thể đọc hiểu được nhưng IELTS Reading vẫn có rất nhiều từ vựng học thuật và chuyên ngành cũng như các cấu trúc Ngữ pháp dài và khó.

Như vậy, ngoài việc học Từ vựng và Ngữ pháp bạn cũng nên xây dựng thói quen đọc báo Tiếng Anh hằng ngày để tiếp xúc với nhiều chủ đề khác nhau.

  • Để luyện tập kiến thức căn bản cho IELTS Reading bạn có thể học trên website izone. Tại đây bạn sẽ có trải nghiệm đọc bài song ngữ và phần tổng hợp từ vựng thường gặp trong IELTS Reading.
  • Để tạo thói quen đọc báo hàng ngày, hãy lên group IELTS IZONE và theo dõi các chuyên mục Daily Reading (đọc báo kèm tổng hợp từ vựng hay) và Morning Briefing (điểm tin tiếng Anh nóng hổi trong ngày)

Kỹ năng:

Để thành thạo kỹ năng làm bài IELTS Reading, bạn cần hiểu rõ mục tiêu của bài thi này là để kiểm tra điều gì và kiểm tra thông qua những dạng bài nào, đối với từng dạng bài ta cần có những kỹ năng làm bài nào.

Ví dụ hai trong số những dạng bài khó nhất của IELTS Reading là xác định True/False/Not Given (Đúng/ Sai/ Không có thông tin) và Matching Headings (Nối tiêu đề với đoạn văn). Nếu không hiểu rõ cách làm, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong phòng thi nhất là dưới áp lực thời gian chỉ có 60 phút cho 40 câu hỏi cùng với ba văn bản từ 700-800 chữ.

Ngoài ra để có một hành trang tốt nhất trước khi đi thi, các bạn nên luyện một số đề thi thử và làm chúng trong một môi trường gần giống với trong phòng thi thật nhất có thể.

Bạn có thể tìm hiểu các dạng bài và phương pháp xử lý các dạng bài này trong chuyên mục IELTS Skills – Reading tại Group IELTS IZONE

Kiến thức:

Tương tự với IELTS Reading, IELTS Listening cũng yêu cầu bạn nắm được nền tảng Từ vựng và Ngữ pháp cơ bản và nâng cao tùy vào mục tiêu mà bạn đang hướng đến. Ngoài ra một nền tảng cũng không kém phần quan trọng trong Listening mà bạn cần nắm được nữa đó là Phát âm.

Nếu phát âm của bạn không đúng, khả năng cao bạn sẽ nghe không chính xác, bởi từ trong tưởng tượng của bạn khác xa so với từ được nói ra trong thực tế. Hãy bắt đầu với IPA (bảng phiên âm Tiếng Anh) và áp dụng chúng vào mỗi từ vựng mà bạn học.

Đừng chỉ học từ và nghĩa của nó, hãy học cả cách phát âm của từ. Sau đó bạn có thể mở rộng ra đến những quy tắc phát âm khác như trọng âm từ, trọng âm của câu (stress) hay ngữ điệu (intonation).

Kỹ năng:

Từ vựng hay Ngữ pháp của bài Nghe không khó như bài Đọc nhưng Nghe vẫn là một kỹ năng khiến nhiều thí sinh sợ hãi bởi bạn chỉ được nghe đúng một lần duy nhất. Bạn sẽ phải xử lý tất cả các thông tin trong một lần nghe đó. Vì vậy bạn cần phải thực hành kỹ năng này đến độ nhuần nhuyễn để đảm bảo có thể vừa bắt được các âm thanh, xử lý thông tin và trả lời đúng các câu hỏi.

Việc thực hành nhiều sẽ giúp bạn tăng phản xạ, vì vậy, hãy duy trì thói quen Nghe hàng ngày từ việc học đến những hoạt động giải trí như nghe nhạc, xem phim tiếng Anh…

Các dạng bài trong IELTS Listening cũng là một điều các bạn cần lưu ý, điều mà bạn có thể trau dồi thông qua các bài viết trong chuyên mục IELTS Skills – Listening trên Group IELTS IZONE.

Kiến thức:

Để viết được một bài Writing IELTS bạn cũng cần những nền tảng tương tự Reading. Ngay khi bạn học tốt Reading là bạn đã có một bàn đạp để chuẩn bị cho Writing rồi bởi khi đó bạn đã được làm quen với lối tư duy và cách hành văn trong tiếng Anh.

Tuy nhiên vì Writing là một sản phẩm do chính bạn tạo ra nên kỹ năng này được đánh giá là khó hơn hai kỹ năng trên. Nếu muốn làm Reading và Listening có thể bạn chỉ cần hiểu, nhưng nếu muốn làm được Writing bạn thực sự cần vận dụng. Vì vậy, không chỉ cần học Từ vựng và Ngữ pháp, bạn cần thực hành chúng bằng cách luyện tập thói quen viết hàng ngày.

Đơn giản là viết về trải nghiệm hay nhật ký về những điều bạn đã làm trong ngày. Thói quen này sẽ không chỉ giúp bạn trong Writing mà thậm chí cả trong Speaking. Sau đó hãy tiếp tục với việc tìm những nguồn bài viết mẫu chất lượng để học hỏi cách tư duy lập luận và triển khai ý tưởng cũng như trau dồi thêm các cách diễn đạt hay được sử dụng trong IELTS Writing.

Bạn có thể tham khảo các bài viết mẫu trên Web hoặc Group chuyên mục Writing Sample.

Kỹ năng:

Việc bắt đầu với tìm hiểu các dạng bài trong Task 1 và Task 2 trong IELTS Writing là gì và chúng yêu cầu khả năng viết cụ thể nào sẽ là một bước khởi đầu tốt cho việc rèn luyện kỹ năng Writing. Sau đó, bạn có thể tiếp tục học cách xử lý các câu hỏi khác nhau trong đề thi, cách lập dàn ý, viết mở bài, thân bài, kết luận…

Tuy nhiên, để biết được thực sự khả năng của mình ở đâu, bạn vẫn rất cần một người có thể feedback bài cho mình. Có như vậy thì bạn mới có thể biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình là gì và tìm cách khắc phục chúng.

Kiến thức:

Ba nền tảng Từ vựng, Ngữ pháp và Phát âm vẫn là điều tối quan trọng để có thể đạt được một band điểm tốt trong bài thi IELTS Speaking. Có nhiều người nhầm lẫn rằng nếu tôi sử dụng Từ vựng khủng khi nói thì tôi sẽ đạt được điểm cao.

Việc dùng từ vựng trình độ cao (C1, C2) hay từ hiếm, từ độc không sai nhưng bạn cần dùng chúng một cách cẩn thận sao cho đúng tình huống. Từ vựng cũng như Ngữ pháp, Phát âm và Độ trôi chảy có trọng số ngang nhau trong bài thi nói, vì vậy thay vì chỉ tập trung vào từ, bạn nên cân bằng cả bốn yếu tố để có một phần thi tốt nhất.

Kỹ năng:

Nói là kỹ năng dễ quên nhất trong cả 4 kỹ năng IELTS, chỉ sau một thời gian ngắn không luyện tập, bạn có thể dễ dàng bị mất phản xạ nói. Việc luyện tập viết như đã nói ở trên có thể đem đến lợi ích cho kỹ năng nói, nhưng nó không thể thay thế được việc bạn luyện tập nói hằng ngày. Khởi đầu, việc nói thực sự rất khó, nhưng nếu bạn mạnh dạn nói và nói to, mọi thứ sẽ dần trở nên dễ dàng hơn.

Một người bạn đồng hành cùng luyện tập Speaking có thể sẽ đem lại một kết quả tốt cho cả hai. Tuy nhiên bạn cần hiểu rằng, việc các câu hỏi trong bài thi IELTS yêu cầu bạn thể hiện khả năng ngôn ngữ của mình, cho nên bạn cần mở rộng câu trả lời khi nói. Điều này khác với đối thoại trong cuộc sống hằng ngày. Bên cạnh đó, việc nói sai là điều không thể tránh khỏi, để hạn chế điều này, bạn có thể tham khảo một số câu trả lời mẫu để tự kiểm tra lại bài nói của mình.

Hy vọng với những chia sẻ về kinh nghiệm tự học IELTS tại nhà từ 0 – 8.0 của trung tâm đào tạo IELTS IZONE đã giúp bạn có thêm những kiến thức tự học hiệu quả, đạt được kết quả tốt nhất. Chúc bạn thành công!