Chuẩn bị sức khỏe tinh thần cho Listening (Mentality for Ielts Listening)

Kỹ năng Listening là kỹ năng quan trọng tinh thần tâm lý khi đi thi, bởi tất cả chúng ta sẽ chỉ có 1 lần nghe, dù bạn mới thi Ielts lần đầu tiên hay đã thi nhiều lần. Trong lần nghe duy nhất ấy, chỉ cần mất tập trung là sẽ mất điểm. Vậy làm thế nào để giữ vững tâm lý khi thi? Chúng ta hãy cùng xem một số kịch bản  có thể diễn ra đối với những bạn đi thi Ielts Listening nhé: 

Bối cảnh 1 

Test: This is the Ielts Listening Test…

Thí sinh: Cố gắng, tập trung nghe từ và ghi chép 

Test: That was THE END of Part 1…

Thí sinh: Mất điểm một số câu đáng tiếc 

→ Lesson 1: Đừng tự tạo áp lực cho bản thân

Listening là một kỹ năng càng luyện thì nó sẽ càng trở thành một phản xạ của bộ não. Ở cảnh giới cao nhất, chúng ta sẽ giống như những chiếc máy photocopy vậy, nghe được gì là sao chép hết vào bài. Càng nghĩ nhiều, thì não sẽ càng khó tập trung vào xử lý thông tin trong bài nghe.

  • Các bạn trình độ từ 5.0-6.0, các bạn hãy tự tin rằng mình sẽ hoàn thành tốt được part 1 và part 2. Bước chân vào part 3 và part 4, đừng quá căng thẳng, hít thở sâu, vận dụng signposting để theo sát bài nghe, nếu không chắc về chính tả thì cứ viết đại rồi kiểm tra sau.
  • Các bạn trình độ từ 6.0-7.0, có lẽ sẽ sợ part 4 nhất, nhưng phần này thường sẽ được đi chậm hơn các phần khác khoảng ⅓ nhịp nói. Đến giữa đoạn họ cũng sẽ ngừng 5 giây. Hãy tin vào cái tai của bản thân, tin vào khoảng thời gian mình đã ôn thi, chú ý nghe rõ các âm cuối có s hay không s.
  • Các bạn trình độ từ 7.5 trở lên, ngay trước khi thi hãy nghĩ tới những chuyện vui. Vào bài một phát là nghe bình tĩnh, tự tin, không bao giờ được nghi ngờ bản thân. Một khi đã luyện nghe được trình độ 7.5 đổ lên, rất khó để các bạn bị tụt band nghe, trừ khi các bạn lóng ngóng lo được lo mất khi thi.

Bối cảnh 2 

Ôn thi làm đề nghe điểm hài lòng

1-2 tuần trước khi thi, làm đề nghe điểm tụt xuống nhiều lần 

→ Lesson 2: Gần ngày thi phải giữ phong độ, không được để điểm kém ảnh hưởng tinh thần

Sáng mai thi rồi mà điểm listening thấp sẽ ảnh hưởng tâm lý thi. Làm nhiều đề chưa chắc tốt, vì số lượng đề sẽ không tỉ lệ thuận với điểm nghe của bạn đâu. Nếu khi ôn đề thấy điểm cứ thấp hơn khả năng của mình thì phải dừng làm đề ngay, ôn cái khác vài ngày rồi quay lại nghe. Lý tưởng nhất là 2-3 đề listening làm mấy ngày trước khi thi được suýt soát điểm mong muốn, như vậy sẽ vững tâm oanh tạc phòng thi.

  • Với các bạn không giỏi nghe, khi còn 1 tháng trước khi thi hãy đặt mục tiêu cứ 2 ngày làm full 1 đề listening. Tìm file nghe trên youtube, chỉnh tốc độ video playback phù hợp với mình, rồi nghe từ tốc độ chậm đến tốc độ bình thường. Tuần ngay trước khi thi thì chỉ nghe 2 đề thôi, tốc độ bình thường.
  • Với các bạn đã cảm thấy hài lòng với trình độ nghe của mình, khi còn 2-3 tuần trước khi thi, tự đặt ra lịch làm đề khiến mình thấy hài lòng (nhưng không được ngày nào cũng làm). Tìm file trên youtube, nghe tốc độ chuẩn hoặc 1.25-1.5, đến giờ là mở đề ra làm luôn, không nghĩ nhiều. ĐỪNG ngồi vào bàn với tinh thần *lần này sẽ 38/40, lần này phải được điểm cao*, xong rồi mới mở đề ra vừa làm bài vừa mất bình tĩnh. 

Bối cảnh 3 

Thí sinh vừa vào phòng thi với tâm trạng lo lắng, hồi hộp và căng thẳng 

Nhân viên coi thi* Chỉ còn 5 phút nữa sẽ bắt đầu bài thi…Phát đề…

Thí sinh vẫn không cảm thấy hết căng thẳng và tâm lý. 

→ Lesson 3: Vào phòng thi, tinh thần thép hay không mới lộ ra

Thông thường, khi rơi vào những tình huống căng thẳng, não và tim chúng ta sẽ cư xử như những “con chó dại” – unpredictable and deadly. Để tránh căng thẳng khi thi, chúng ta phải triệu hồi loài vật này nhiều lần trước ngày thi.

  • Khi các bạn rảnh rỗi hãy tự tưởng tượng ra viễn cảnh khi vào phòng thi làm bài nghe, bị bỏ lỡ 1 câu, thậm chí 3-4 câu. Thành công là khi tự làm bản thân tâm lý đến tim đập nhanh, toát mồ hôi, thở mạnh.
  • Bạn phải tự doạ mình một cách thành công, cứ 2-3 lần như vậy là yên trí vào phòng thi sẽ ổn. Những ai muốn thử cảm giác tâm lý như đi thi thật có thể thử các buổi thi thử của Cambridge, IDP và BC.

Nhiều bạn đọc xong có vẻ không tin, nhưng đã có nhiều người đã áp dụng phương pháp này và đạt được điểm nghe cao. Đây là một dạng Exposure Therapy (Trị liệu Phơi nhiễm), được dùng để trị liệu nỗi sợ và sự lo lắng. Nếu để bản thân rơi vào trong trạng thái sợ hãi và lo lắng một cách từ từ và có quy trình thì bạn sẽ dần vượt qua nỗi sợ đó.